Để làm mứt dừa non ngon, dẻo, không bị chảy nước, chiêu đãi khách dịp Tết này thì bạn hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn sau đây.
Muốn có 1 đĩa mứt dừa ngon, bạn cần phải biết lựa chọn cơm dừa, không sử dụng dừa bánh trẻ, dừa già vì sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của dừa non. Bên cạnh đó bạn còn phải nắm được >cách làm mứt dừa non không bị chảy nước đúng chuẩn.
Để làm mứt dừa non, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:
Lưu ý: Để chọn được dừa non có cùi sần sật khi ra chợ các chị hãy chọn những quả có bề ngoài da mềm, vỏ màu xanh tươi, lấy móng tay bấm vào cùi dễ dàng. Khi đã lựa được quả dừa non ưng ý thì chị em hãy bắt tay ngay vào làm mứt dừa non bằng cách dưới đây.
Có khá nhiều cách làm mứt dừa non như là làm mứt dừa non viên hoặc làm mứt dừa non sợi. Tuy nhiên, cách dễ làm và được nhiều người áp đúng nhất, vẫn giữ được vị ngậy và sữa thơm đặc trưng của dừa chính là làm mứt dừa non sợi, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn.
Bước 1: Thái dừa
Dừa non sau khi mua về thì bạn gọt sạch phần vỏ màu nâu, sau đó thái thành sợi mỏng và rửa sạch bằng nước lạnh. Sau đó đem chần cùi dừa non trong nồi nước sôi có thêm chút muối từ 1 đến 3 phút rồi vớt ra ngay để ráo. Vì dừa non nhiều dầu dừa nên việc chần qua nước sôi là rất cần thiết.
Bước 2: Ướp dừa với đường
Sau khi rửa sạch và chần qua nước sôi thì bạn ướp đường cho cơm dừa với tỷ lệ 1kg dừa với 0,5 đến 0,6kg đường. Lưu ý: Lượng đường cho dừa non nhiều hơn dừa già.
Đổ đường vào dừa sau đó trộn đều, ngâm khoảng 4-6 tiếng đến khi dừa trong thì bắt đầu sên. Nên ngâm đường lâu một chút để cho nước trong cùi dừa tiết ra nhiều nước hơn để khi sên mứt sẽ khô ráo hơn và bảo quản được lâu hơn. Trong quá trình ngâm thì vắt thêm 1 vài giọt chanh vào, để khi sên mứt sẽ làm cho đường dẻo và không bị cứng.
Nếu bạn muốn mứt dừa có màu thì trong quá trình ngâm dừa với đường bạn có thể xay cà rốt lấy nước cho vào thì sẽ trở thành màu cam, muốn màu tím thì cho nước cốt lá cẩm đỏ, muốn màu xanh thì cho nước cốt lá dứa….
Bước 3: Sên mứt dừa
Đổ hết dừa và phần nước ngâm vào chảo để lửa nhỏ, khi dừa bắt đầu sôi lăn tăn thì đảo đều tay, nhẹ nhàng. Khi dừa bắt đầu nặng tay, cho nhỏ lửa hơn chút rồi đảo liên tục cho đến khi thấy đường kết tinh màu trắng bám quanh mứt dừa là được. Sau đó, bạn bắc xuống bếp nhưng vẫn phải tiếp tục đảo cho nguội. Rồi đổ mứt ra một khay lớn, hong trước quạt cho mứt khô hơn để tránh tình trạng ngày hôm sau mứt dừa non lại bị ướt.
Lưu ý: Nếu khi sên mứt dừa, bạn sên mãi mà đường vẫn bị keo lại không kết tinh được thì nên để lửa vừa và nhỏ dần, đồng thời tay đảo nhiều hơn khi càng về sau.
Trong tất cả các bước thì sên mứt là công đoạn quan trọng nhất trong cách làm mứt dừa không bị chảy nước. Do đó, khâu này bạn cần phải làm tỉ mỉ và cần trọng hơn. Hãy chọn chảo to, đáy rộng và dày để sên mứt không dính. Nếu nhiều dừa quá thì nên chia ra làm nhiều mẻ, mỗi mẻ sên một lượng dừa vừa phải, làm như vậy mứt sẽ không bị cháy, lượng nước trong dừa sẽ rút ra hết.
Chúc các bạn thành công với cách làm mứt dừa non không bị chảy nước ngon nhất tại nhà này!