Mặc dù giúp kích thích vị giác, tăng hương vị món ăn, tuy nhiên, bạn chẳng nên lạm dụng quá nhiều những gia vị này trong bữa ăn hàng ngày.

Tiểu Ngọc (t/h) 05:15 14/11/2022

Thực phẩm rất quan trọng cho cơ thể, nhất là với những loại nguyên liệu tốt cho >sức khỏe, chúng không chỉ giúp bạn có được năng lượng tốt, ngoài ra, chúng còn có thể giúp phòng chống bệnh tật, phục hồi cơ thể nhanh chóng mà không phải những phương pháp hay bất cứ thủ thuật nào có được tương tự.

Các loại gia vị không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Vài thập kỉ gần đây, con người có nhiều lựa chọn nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt hơn, khi những loại >gia vị lần lượt xuất hiện, trở nên phổ biến để kích thích món ăn và tiện lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, trước những lợi ích sẵn có, bạn cũng có thể gặp phải những nguy cơ làm gan tổn thương, gia tăng các loại bệnh tật nếu nạp quá nhiều.

Thậm chí, trong hơn 33 năm công tác, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ trên Báo Người Lao Động cho hay, gặp không ít bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng do hệ lụy của ngộ độc gia vị. Bà nội trợ thường quan tâm nhiều đến thịt - cá - rau rạch, song ít biết rằng, gia vị chế biến thức ăn có thể không an toàn.

Những gia vị bạn cần tránh

Nước tương

Nước tương gần như là gia vị cần thiết khi nấu ăn, nó có thể làm cho món ăn tươi ngon và màu sắc bắt mắt hơn, điều này rất quan trọng đối với một món ăn.

Tuy nước tương ngon nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt. Chúng ta biết rằng nước tương được lên men từ đậu nành, mà trong quá trình lên men đậu nành tạo ra một chất gọi là Amoni nitrat, là được xếp và nhóm các chất gây ung thư.

Nước tương. Ảnh: Internet

Nếu nạp quá nhiều chất độc hại, sự gia tăng liên tục của amoni nitrat thì quá trình phân chia của tế bào gan sẽ bị ức chế và gan sẽ dần bị tổn thương hoặc thậm chí bị xơ hóa, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của gan. Do đó, bạn không nên sử dụng quá nhiều món ăn này

Dầu ăn qua chế biến lâu ngày

Trong mắt nhiều người, không có khái niệm dầu ăn bị biến chất, dầu ăn ở nhà dù dùng lâu ngày vẫn không bị biến chất.

Nhưng làm sao không có thực phẩm biến chất được? Ngay cả dầu ăn không dễ biến chất cũng sẽ bị biến chất vì bảo quản lâu ngày hoặc bảo quản không đúng cách, tức là nó xuất hiện mùi hăng.

Dầu ăn biến chất do lâu ngày. Ảnh: Internet

Khi đã ngửi thấy mùi hăng của dầu thì không nên tiếp tục sử dụng, vì dầu ăn sau khi biến chất sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin, chỉ với hàm lượng dưới 1mg độc tố này cũng có thể gây ung thư gan, nó rất có hại cho gan.

Gia vị tạo hương

Dù gia vị tạo hương có thể cải thiện hương vị món ăn, đây cũng là lí do vì sao nhiều người xào rau hầm canh cho thêm gia vị tạo hương vào món ăn.

Mặc dù gia vị tạo hương rất thơm, nhưng lại không thích hợp để ăn thường xuyên, vì nó có chứa một chất gọi là safrole.

Gia vị tạo hương. Ảnh: Internet

Safrole được liệt vào danh sách chất gây ung thư, ăn một lượng ít thì không sao, nhưng sau một thời gian dài, khi lượng safrole tích tụ trong gan tăng lên, gan sẽ rất dễ bị tổn thương, thậm chí gây nên ung thư.

Do đó, thường ngày khi nấu ăn đừng thêm quá nhiều gia vị tạo hương, nhất định phải kiểm soát tốt lượng dùng.

Các loại gia vị tốt cho sức khỏe

Tỏi

Không những có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể mà còn là loại gia vị tạo ra nhiệt lượng. Vitamin B2 có trong tỏi chứa axit flavin monucleotide và axit flavin dinucleotide, là những chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình trao đổi protein. Mùa đông là khoảng thời gian mọi người hay mắc bệnh viêm cuống phổi, bệnh hen. Cho một vài lát tỏi giã nhỏ vào canh và các món xào có thể giúp sản sinh một lượng nhiệt đáng kể cho cơ thể.

Gừng

Cũng giống như tỏi, củ gừng là loại gia vị có tính nóng, có tác dụng sinh nhiệt nên giúp làm ấm cơ thể rất tốt, vì thế hãy tăng cường dùng gừng khi chế biến các món ăn trong mùa lạnh hoặc cho thêm một vài lát gừng tươi vào các loại nước uống như trà, nước mật ong, nước nóng...

Bên cạnh đó, gừng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch nên ăn gừng có tác dụng chống viêm, giúp giảm nguy cơ bệnh tim đồng thời thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh...

Gừng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Quế

Quế là loại gia vị tính nóng, nằm trong danh sách những thực phẩm giữ ấm cho cơ thể, rất phù hợp với người hay bị lạnh bụng. Trong một số món ăn khi cho thêm quế sẽ có tác dụng ấm bụng và dễ chịu trong thời tiết đông lạnh.

Theo một số nghiên cứu, quế còn có tác dụng giảm các hợp chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể, giúp cho máu lưu thông dễ dàng, vì thế loại gia vị này rất an toàn cho sức khỏe.

Hạt tiêu

Có tính nóng, giúp ủ ấm cơ thể, được cho vào các món ăn, đặc biệt là các món có mùi tanh. Độ hăng cay càng nhiều, độ ấm càng cao. Tuy nhiên, đây là thực phẩm có độ cay ảnh hưởng dạ dày nên dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt tiêu hữu ích với người bị bệnh hen nhất là khi trở trời. Chính vì tính cay nóng tốt nên chúng ta nên chú ý đến liều lượng sử dụng. Đặc biệt dùng cho những người bệnh về dạ dày.

Hạt tiêu có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Rau thơm

Xà lách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, bạc hà, rau thơm, rau húng...) cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ, là những vị thuốc “kháng sinh” thực vật rất tốt.

Lưu ý

- Gia vị mặn như các loại nước mắm, muối, bột canh,… cần hết sức hạn chế, nên ăn nhạt vì nó có liên quan tới với một số bệnh. Một thìa 5g muối có chứa khoảng 2000 mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành bình thường không bị tăng huyết áp. Bỏ thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều muối như: cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đóng hộp…

Để chế độ ăn hạn chế muối, thì mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp đơn giản như sau:

- Giảm lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Mức tối đa là không quá 1/5 thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.

- Hạn chế các thực phẩm đóng gói sẵn, tránh sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…

- Cân nhắc các thực phẩm có sẵn và ước lượng lượng muối, tránh nạp vào cơ thể quá nhiều.

- Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.

- Bổ sung thêm trái cây, rau củ quả tươi, nước ép, sinh tố để giúp thải độc và phòng tránh bệnh tật.

 

Tiểu Ngọc (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe