Theo nhiều bà nội trợ, có thể nhìn điểm này để phân biệt được đâu là quả mít chín tự nhiên, không hóa chất.
Lợi ích của mít đối với >sức khỏe
Tăng cường mức magie
Magie rất quan trọng đối với cấu trúc xương của mọi người. Đặc biệt, với phụ nữ và người cao tuổi sẽ thường có nguy cơ thiếu magie.
Theo khuyến nghị, một khẩu phần mít chứa 11% lượng magie, khiến đây trở thành lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, magie có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch và giúp xương chắc khỏe.
Cải thiện tiêu hóa
Mít có thể là lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa, và hạt mít rất hữu ích. Bởi hạt mít chứa một lượng chất xơ tốt, là thực phẩm không chỉ giúp chống táo bón mà còn giúp mọi người no lâu, có thể góp phần giảm cân.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Quả mít chứa một lượng vitamin B6 có thể giúp giảm bệnh tim mạch. Điều này xảy ra do mức homocysteine thấp hơn, đây là một loại axit amin có khối xây dựng quan trọng của protein.
Một thử nghiệm lâm sàng dựa theo đánh giá phòng ngừa kết quả tim mạch trên hơn 5.500 người lớn mắc bệnh tim mạch đã cho rằng, việc bổ sung vitamin B6, B12 và axit folic trong thời gian 5 năm đã làm giảm mức homocysteine, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nguy cơ đột quỵ khoảng 25%.
Cách chọn mít ngon
1. Quan sát hình dáng của quả mít
Mít chín sẽ có vỏ gai hơi lì và lên màu vàng hơn, và trái mít gần chín luôn có mùi thơm. Nên chọn những trái mít đều, không có sự chênh lệch lồi lõm trên quả mít. Vì những chỗ lõm và eo của trái mít thường dễ bị sâu, có nhiều xơ hoặc cứng.
2. Mùi thơm
Mít có mùi thơm nồng, dù đứng xa 3-4 mét bạn cũng có thể ngửi thấy mùi mít chín.
3. Quan sát phần gai mít
Quan sát phần gai mít đã nở hết, đầu gai tròn và đều nhau là mít đã chín ngon. Với những trái mít còn non, chưa chín thường có vỏ ngoài màu xanh, gai mít nhọn và khoảng cách giữa các gai mít dường như gần nhau. Ấn vào trái mít thấy đã mềm, vỗ vào nghe bịch bịch.
4. Quan sát phần mủ mít:
Mít chín cây khi bổ ra thường có ít mủ hoặc không có mủ chảy ra, mủ mít có màu ngà ngà. Ngược lại, mít ngâm hóa chất thúc chín thường chảy mủ dày đặc, mủ trắng.