4 điều tối kỵ mà con dâu không nên làm với mẹ chồng, nếu không cuối đời sẽ gây họa tổn phúc.
Xoay quanh phụ nữ, câu chuyện về mẹ chồng - nàng dâu luôn là vấn đề của muôn đời, muôn nhà. Cho dù ngày nay, tư duy của một xã hội hiện đại kéo theo mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu đã có nhiều thay đổi. Dù cho "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" nhưng phần lớn phụ nữ ít ai hiểu rằng, cách con dâu đối xử với mẹ chồng sẽ có ý nghĩa quyết định tới hậu vận của chính bản thân họ.
Dưới đây là 4 điều tối kỵ mà con dâu không nên làm với mẹ chồng, nếu không cuối đời sẽ gây họa tổn phúc.
Khi yêu một ai đó, người ta có thể làm tất cả vì người mình yêu, đương nhiên cũng sẽ không để cho họ phải tự ti, đó cũng chính là cách thể hiện tình yêu chân thành của một người phụ nữ. Ngoài ra, trong tư tưởng của người phụ nữ phương Đông, đứa con chính là công trình cả đời của người mẹ và cũng là niềm tự hào lớn lao. Nhưng khi vợ nói xấu chồng trước mặt mẹ anh ta, vậy có khác nào đang sỉ nhục, hạ bệ niềm tự hào của bà?
Người phụ nữ khi hành động như vậy là rất thiếu khôn ngoan. Bởi vì, cô đã phủ nhận công lao dưỡng dục của mẹ chồng và làm tổn thương đến tình mẫu tử thiêng liêng to lớn mà bà luôn dành cho con trai. Đối với một người mẹ tuổi đã cao, còn gì đau đớn hơn điều đó.
Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu vẫn diễn ra hàng ngày ở không ít gia đình. Đứng trên góc độ tâm lý, không ai yêu con bằng mẹ, cũng không ai yêu chồng bằng vợ. Hai người phụ nữ xa lạ của 2 thế hệ cùng yêu một người đàn ông, lại muốn chăm chút, lo toan cho người ấy theo cách riêng của mình, đương nhiên sẽ không tránh khỏi sự mâu thuẫn.
"Sóng gió" giữa mẹ chồng, nàng dâu đến từ những chuyện vụn vặt thường ngày, đến khi tích tụ quá lâu, trong một phút nóng giận mà mất kiềm chế, dẫn đến lời qua tiếng lại, xung đột lẫn nhau và để lại những "vết thương lòng" cho người trong cuộc.
Con dâu dù ở thời đại nào cũng là phận con. Phụ nữ thông minh sẽ không đôi co, đấu khẩu với mẹ chồng mà học cách khôn khéo, cảm thông để hiểu rõ vấn đề. Nếu lời nói của mẹ chồng không có gì sai quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng gì quá nhiều thì con dâu nên "dĩ hòa vi quý".
Có thể nói, nói xấu hay kể tội mẹ chồng từ lúc nào đã trở thành đề tài "muôn thuở" của các quý cô công sở. Mỗi khi trong nhà có chuyện thì các cô, các nàng chỉ muốn nhanh chóng đến ngày mai đi làm, gặp hội bạn thân đồng cảnh ngộ làm dâu ở công ty để "buôn" cho hả dạ. Nguyên văn từng lời bà ấy nói, việc bà ấy làm bằng giọng biểu cảm, ghê gớm nhất, để chờ đợi sự đồng cảm hay tán dương từ mọi người.
Thật ra, nói xấu mẹ chồng chỉ là biện pháp giải tỏa tâm lý trong chốc lát. Nếu việc đó lặp lại thường xuyên, sẽ hình thành tâm lý chán ghét mẹ chồng. Cuộc sống từ đó cũng trở nên vô cùng nặng nề. Ngoài ra, chẳng một người đàn ông nào lại muốn nghe vợ nói xấu về mẹ mình, chính vì vậy, việc nói xấu sẽ khiến cho tình cảm vợ chồng trở nên lạnh nhạt hơn.
Hơn hết, khi nói những lời không hay, nó thể hiện một lối sống thiếu đạo đức trong lời nói và giao tiếp, đồng thời tự hạ thấp đi giá trị của bản thân. "Họa từ miệng mà ra", những người "độc mồm độc miệng" ắt sẽ tự chuốc lấy khổ đau cho chính bản thân mình.
Phận làm con dâu, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng không kém phần quan trọng, cha mẹ chồng cũng giống như cha mẹ mình, đều vất vả nuôi con khôn lớn. Về già càng mong mỏi có thể nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, phụ nữ mới có được người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống. Vậy nên, thương yêu họ cũng chính là thương chồng, yêu con và trân trọng gia đình của chính mình.
Muốn đánh giá nhân cách một người phụ nữ, phải nhìn vào sự hiếu hạnh của họ đầu tiên. Vì nếu một người mà ngay cả những người đã cất công nuôi dạy, thương yêu chồng của họ cũng không chịu báo đáp, kính trọng thì dù có tài giỏi, giàu có đến đâu cũng đều sẽ tan biến theo mây khói.
Phụ nữ hãy trở thành tấm gương cho con cháu, biết yêu thương trọn vẹn những người đã có duyên phận đến bên cuộc đời mình, đặc biệt là người cha, người mẹ thứ 2.