Viêm âm đạo ở mẹ bầu có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong thời gian mang thai. Căn bệnh không chỉ khiến mẹ khó chịu mà chữa trị sai cách có thể gây nguy hiểm đến cả con.
Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo giống như những cục “sữa đông” phủ trong âm đạo do nấm candida albicans gây ra. Loại nấm này vốn luôn có sẵn trong âm đạo và thường không gây khó chịu gì khi môi trường ở mức cân bằng. Trong quá trình thai nghén, sự tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo sẽ khiến nấm candida sinh sôi nhiều hơn và theo đó bệnh nấm âm đạo cũng phát triển. Nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ “bầu bí” là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng với >sức khỏe của chị em và thai nhi.
Việc pH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến phụ nữ mang bầu dễ bị nhiễm nấm. Những thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi pH ở âm đạo, vì thế họ rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo. Sự tăng hoặc giảm lượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm âm đạo trong thời gian mang thai ở phụ nữ.
Những điều >mẹ bầu nên làm khi bị viêm âm đạo
Khi mẹ bầu nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đừng nên nghĩ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến con, vì thuốc đã được bác sĩ chỉ định sẽ luôn an toàn cho bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế việc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, tốt nhất là không nên dùng. Nên kiêng quan hệ trong thời gian vùng kín bị ảnh hưởng. Điều quan trọng mẹ bầu nên biết vệ sinh cá nhân, giặt giũ đồ lót và phơi ở nơi thông thoáng. Có như thế mới có thể chữa trị sớm căn bệnh viêm nhiễm khó chịu trong thời gian này.