Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào, nhưng nguy cơ sẽ bị mắc hội chứng Down cao hơn ở những trường hợp dưới đây:
1. Sản phụ sinh con ngoài 35 tuổi
Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Down càng lớn. Phụ nữ ngoài 35 tuổi có cơ thể không còn khỏe mạnh so với phụ nữ trẻ tuổi. Theo số liệu thống kê cho thấy, sản phụ khoảng 25 tuổi sinh trẻ mắc hội chứng Down chỉ chiếm 1/1000 ca. Nhưng sản phụ ngoài 35 tuổi, tỉ lệ sinh trẻ mắc hội chứng Down đã nhảy vọt 1/50 ca.
2. Bà bầu dùng thuốc trong thời kỳ mang thai
Có những loại thuốc cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai bởi có tác dụng phụ và có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh
Có nhiều trường hợp sản phụ không hề hay biết là họ đang mang thai, do đó khi họ mắc bệnh và sử dụng thuốc nhưng không may là những loại thuốc này cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai bởi có tác dụng phụ và có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, bởi vậy những sản phụ sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai mà không hỏi ý kiến bác sĩ sẽ dễ sinh con mắc hộ chứng Down.
3. Bà bầu làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ
Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của sản phụ sẽ suy giảm nên dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Nhiễm phóng xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật ở thai nhi, nếu môi trường sinh hoạt và làm việc của sản phụ nhiễm chất phóng xạ hoặc chất ô nhiễm thì các sản phụ nên hết sức cẩn thận.
4. Sản phụ từng nhiễm khuẩn virus trong thời kỳ mang thai
Virus là một trong những nhân tố gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi, có thể kể đến là virus cúm, virus rubella... Những loại mầm bệnh này sẽ thông qua nhau thai ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, bởi vậy những sản phụ từng nhiễm khuẩn virus trong thời kỳ mang thai nên hết sức lưu ý.
5. Sản phụ từng nhiều lần sảy thai
Thông thường, những sản phụ từng sảy thai hoặc sinh non sẽ dễ sinh con mắc hội chứng Down, bởi vậy những sản phụ có tiền sử sinh non cần hết sức cẩn thận.
Ngoài ra nguyên nhân gây khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh còn có thể do yếu tố di truyền.
Có rất nhiều tình trạng di truyền có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi trong suốt thai kỳ. Ví dụ: Các bệnh có tính kế thừa như: hội chứng Down, bệnh Phenylketonuria (rối loạn chuyển hóa do thiếu hụt enzim phenylalanine) và bệnh Tay-Sachs (rối loại di truyền do tổn thương tế bào thần kinh).
Khuyết tật bẩm sinh xảy ra khi cả cha và mẹ của trẻ đều mang gen bệnh. Điều quan trọng là cha mẹ phải thực hiện các cuộc kiểm tra tiền sản như siêu âm hay tư vấn di truyền trước khi sinh con. Điều đó sẽ giúp cho bạn nắm bắt rõ hơn về những khuyết tật có thể xảy ra và cách thức quản lý trong suốt thai kỳ.