Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu là rất quan trọng, nhất là 3 tháng đầu tiên. Vì đây là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của trẻ.
3 tháng đầu được xem là quan trọng vì trong tuần thứ 4 của thai kỳ là thời gian hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Trong khi đó tuần thứ 6 sẽ là lúc não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Và tuần thứ 12 của thai kỳ sẽ là hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,... đều hoàn thiện.
Chính vì vậy >mẹ bầu nên chú ý đến chế độ >dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên này nhé.
Tháng thứ nhất của thai kỳ
Đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm mẹ bầu thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Những cơn ốm nghén chính thức bắt đầu. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén.
Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà, cá. Ngoài ra nên bổ sung thêm sữa (sữa ít béo) vào buổi sáng và tối.
Chỉ nên uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn. Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Những món ăn này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng ốm nghén.
Có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu..
Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như: trứng sống, thịt tái, sashimi…
Tháng thứ hai của thai kỳ
Mẹ bầu nên lưu ý đến chất lượng của món ăn hơn là việc để tâm đến kích cỡ khẩu phần ăn. Việc tăng cân khi mang thai cần cân đối và hợp lý. Thực phẩm trong tháng thứ 2 nên đa dạng hơn và có sự góp mặt của các nhóm thực phẩm thiết yếu
Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calo, chất béo và đường. Sắt/ Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này.
Nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
Tháng thứ ba của thai kỳ
Bước sang tháng thứ 3, tình trạng ốm nghén đã giảm đi trông thấy. Sang tháng thứ 3, bà bầu cần tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Bổ sung thêm sữa ít béo khoảng 3-4 ly/ngày.
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì còn có những >thực phẩm nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu nên biết.
Một số thực phẩm cần tránh trong ba tháng đầu
Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến thai chết lưu.
Cua: Nên hạn chế ăn cua quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi chúng có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu.
Lô hội (nha đam): Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng nước ép lô hội vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai.
Hạt mè (vừng): Là loại thực phẩm thai phụ không nên ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hạt vừng khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai.
Đu đủ: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.
Thực phẩm sống: Rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín,... vì một loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi.
Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển.
Muối: Giảm muối trong thực đơn đối với những thai phụ đang bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa nguy cơ tai biến khi sinh.