Chế độ thai sản mới nhất, từ 2019 trợ cấp thai sản tăng lên 2.980.000 đồng - ai cũng nên biết để được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình.
Mới đây, Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.
Thực hiện theo nghị quyết, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ bản sẽ chính thức tăng lên, nên mức >trợ cấp thai sản sẽ được 2.989.000 đồng/tháng, tăng 200.000 đồng so với hiện nay.
Ngoài ra, >chế độ thai sản 2019 còn có một số thay đổi như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh tăng lên 30.000 đồng/ngày
Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà >sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày. Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, theo nghị quyết mới, từ ngày 1/7/2017 mức trợ cấp dưỡng sức của nữ lao động cũng tăng lên 30.000 đồng/ngày so với trước đây.
Chế độ thai sản bắt đầu ngay từ lúc mẹ phát hiện có thai
Theo đó, trong thời gian mang thai bạn được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí, với những >mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Ngoài ra, nếu trong thời gian mang thai xảy các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non thai chết lưu,… thì mẹ sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như sau:
+ Dưới 1 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 10 ngày;
+ Từ 1-3 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 20 ngày;
+ Từ 4-5 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 3-6 tháng;
+ Từ 6 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép từ 6 tháng trở lên.
Lưu ý: Trong số các ngày này đã tính tổng cộng luôn các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Lưu ý đặc biệt nếu lao động nữ muốn hưởng chế độ thai sản
Nếu muốn được lãnh BHXH đầy đủ, lao động nữ phải đáp ứng đủ 2 điều kiện dưới đây:
+ Các trường hợp được nhận chế độ thai sản Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Với những trường hợp người lao động đủ hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Theo đó, ngoài việc tăng mức trợ cấp, tiền dưỡng sức sau sinh và chế độ dành riêng cho chồng, thì chế độ thai sản 2019 về cơ bản không thay đổi quá nhiều so với năm 2018.
Mẹ sinh con từ 1/7/2019 được hưởng lợi hơn nhiều!
Một số quy định về chế độ thai sản như năm 2018 các mẹ cần nắm được như sau:
Quy định về hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản
Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 1/3/2018.
Đáng chú ý là quy định áp dụng các biểu mẫu mới trong thủ tục hưởng trợ cấp chế độ thai sản và chế độ bảo hiểm do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các biểu mẫu mới.
Bao gồm: Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định; Mẫu giấy đề nghị khám giám định; Mẫu giấy ra viện; Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án; Mẫu giấy chứng sinh; Mẫu giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai; Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; Bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sẽ sử dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Ngoài ra, Thông tư 56 còn quy định về giấy tờ, hồ sơ cụ thể để thực hiện thủ tục giám định lần đầu hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; chế độ hưởng BHXH một lần và xác định sức khỏe của lao động nữ sau khi sinh con.