Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là việc các mẹ bầu rất nên quan tâm, vì tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy những dấu hiệu đó là gì, nguyên nhân và điều trị như thế nào để đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh?
Dấu hiệu của >tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là căn bệnh mà cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu do không có đủ isulin. Khi mang thai, nhau thai sản xuất ra các nội tiết tố thai kỳ giúp thai nhi phát triển, nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể gây rối loạn chuyển hóa isulin, làm cho lượng đường vào máu không được kiểm soát, gây tiểu đường thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra.
Tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ. Dấu hiệu của căn bệnh này khá khó nhận biết do dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai.
Đến khi bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng đường huyết vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ sẽ xác định được chính xác bạn có bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường hay không. Một số phụ nữ có thể có các biểu hiện như:
Thường xuyên khát nước, thức giữa đêm để uống nhiều nước
Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu nhiều hơn so với nhu cầu của phụ nữ mang thai bình thường
Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể dùng thuốc điều trị thông thường
Vết thương khó lành
Sụt cân, mệt mỏi
Những biểu hiện trên tương tự như biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1 và 2. Tuy tiểu đường thai kỳ có thể chấm dứt sau khi em bé chào đời, nhưng trong nhiều trường hợp, nó sẽ phát triển thành tiểu đường type 2 trong 5-10 năm sau sinh.
Theo dõi và điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Dù bạn đang cố gắng để mang thai hay đã có thai thì việc điều trị tiểu đường rất quan trọng để đảm bảo >sức khỏe cho cả bạn và em bé.
Bạn hãy thực hiện những việc sau để theo dõi lượng đường huyết của mình:
Hãy thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi lượng đường huyết và được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cũng như kiểm soát lượng đường trong máu.
Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia >dinh dưỡng để xây dựng thực đơn lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn cả trước và sau khi thụ thai.
Hãy báo cho bác sỹ sản khoa biết bất kỳ loại thuốc tiểu đường nào bạn đang dùng, hoặc bất cứ tình trạng sức khỏe nào khác để được chỉ định những loại thuốc an toàn nhất cho thai kỳ.
Hãy đặt lịch hẹn với những bác sỹ, chuyên gia có chuyên khoa về điều trị cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, bác sỹ nội tiết điều trị cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe nguy cấp khác trong thai kỳ. Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu có bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào về sức khỏe có thể phát sinh trong thai kỳ.Hãy duy trì hoạt động thể chất để hạn chế các vấn đề về sức khỏe và có thể trạng tốt nhất cho việc mang thai và sinh nở.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Đối với những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Carbonhydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu của bạn, bao gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, làm mẹ no nhanh và ăn nhiều hơn.
Mẹ bầu nên đặc biệt hạn chế những thực phẩm dạng này trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản bao gồm bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…
Ngược lại với carbonhydrates đơn giản, carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu đường diễn ra chậm hơn. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng của bà bầu nên có nhiều carbonhydrates phức tạp và ít chất béo bão hòa. Một số thực phẩm có carbonhydrates phức tạp:
Bánh mì làm từ lúa mì, táo, cam, lê, đào, đậu bắp.