Muốn đẻ không đau đớn, vào những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ nên bổ sung ngay những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày nhé.

13:00 07/05/2019

1. Tuần 39 của thai kỳ: Ăn dứa

Dứa có chứa bromelain, một loại chất giúp tử cung mềm ra, thúc đẩy quá trình chuyển dạ cũng như giảm sự đau đớn cho mẹ sắp sinh. Vì vậy, đối với các mẹ sắp sinh khi bắt đầu bước sang tuần 39, các bác sĩ khuyên các mẹ nên ăn các thực phẩm từ dứa bao gồm món ăn có dứa, nước ép dứa…

Lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dứa để đẻ không đau: Mẹ cần gọt sạch vỏ, mắt dứa trước khi ăn để tránh bị ngộ độc sẽ không tốt cho cả mẹ và con. Mỗi ngày, mẹ nên ăn dứa với lượng vừa đủ để tránh bị tiêu chảy. Đặc biệt, trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ tuyệt đối không được ăn dứa. Chỉ ăn dứa khi thai kỳ ở tuần thứ 39 nhé các mẹ.

2. Tuần 35 của thai kỳ: Ăn chè vừng

Bột sắn dây nấu cùng với chè vừng đen, thêm một chút đường phèn là món ăn rất tốt cho các >mẹ bầu sắp sinh. Các vitamin E, protein… có chứa trong vừng đen không những có tác dụng bổ máu, tiêu hóa tốt mà còn giúp mẹ bầu có làn da đẹp, tóc mượt mà đó nha. Vậy nên, các mẹ đừng quên ăn chè mè đen bắt đầu từ tuần 35 của thai kỳ nhé.

Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn 3 chén chè mè đen là vừa đủ chuẩn bị cho giai đoạn sắp sinh. Ăn chè vừng sẽ giúp mẹ sinh đẻ không đau đớn.

3. Bắt đầu chuyển dạ để sinh đẻ mẹ bầu uống nước tía tô là cách sinh đẻ không đau

Một trong những kinh nghiệm đẻ không đau của các bà bầu đó là uống nước tía tô khi bắt đầu chuyển dạ. Bởi nước tía tô có tác dụng làm mềm tử cung của mẹ, từ đó tử cung mở nhanh hơn, giúp các mẹ không bị mất sức hay mệt mỏi khi sinh con.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, chỉ uống nước tía tô khi thấy có hiện tượng chuẩn bị chuyển dạ nhé.

Cách nấu nước tía tô để uống giúp đẻ không đau:

- Lá tía tô rửa sạch, bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi rồi cho lá tía tô vào đun sôi khoảng 5 phút. Mẹ đun nước càng đặc thì sẽ càng tốt, mang lại hiệu quả càng cao.

4. 2 tuần cuối cùng của thai kì mẹ bầu nên ăn rau lang

2 tuần cuối cùng trước khi mẹ sinh đẻ, mẹ nên bổ sung các món ăn được chế biến từ rau lang như rau lang xào tỏi, rau lang luộc… Rau lang sẽ giúp các mẹ vượt cạn dễ dàng nhất, là mẹo đi đẻ không đau mà nhiều bà bầu đã áp dụng và thành công.

5. Massage tầng sinh môn bằng dầu dừa

Từ tuần thứ 34 thai kỳ mẹ có thể sử dụng dầu dừa để massage tầng sinh môn mỗi ngày, mỗi lần massage trong khoảng 5 phút. Theo kinh nghiệm dan gian cách này sẽ làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch.

Cách rặn đẻ thường

Đa số các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ, đều có cảm giác muốn rặn đẻ. Vị trí của thai nhi lúc này nằm đè lên dây thần kinh Ferguson Plexus, tạo ra phản xạ Ferguson, thúc giục mẹ bầu phải rặn. Đôi khi, vẫn có trường hợp, bạn chịu đau đẻ nhưng không hề có cảm giác muốn rặn hay đẩy bé con ra. Thông thường, nguyên nhân là do tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, khiến cơ thể mẹ bầu “vô cảm” với sự kích thích hay đau đớn.

Cách thở khi chuyển dạ cũng rất quan trọng, vì giúp giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu. Đặc biệt, cách hít thở khi rặn nếu đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng sinh bé hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn giữ một hơi thật sâu để rặn, khoảng trong 10 nhịp đếm, trong suốt thời gian cơn co thắt diễn ra. Lúc này, diện mạo của mẹ bầu thường không được xinh đẹp cho lắm, bởi mắt lồi ra, mặt máy tím tái khi phải nhịn thở.

Cách đẻ thường không bị rạch

Có những cách rặn đẻ giúp mẹ sinh bé yêu trong tích tắc theo mẹo dân gian đã được khoa học ủng hộ. Đó chính là chuẩn bị chế độ ăn cho bà bầu khoa học, chăm chỉ massage tầng sinh môn và tư thế sinh con “chuẩn”.

Theo Vũ Ngọc/ Phunutoday/ Khỏe & Đẹp