Cháo cá chép là món ăn rất bổ dưỡng đặc biệt với bà bầu, nhưng ăn cháo các chép sao cho đúng cách ,sao cho con nhận được nhiều chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.
Không biết các mẹ thế nào còn em thấy vụ ăn cháo cá chép môi con xinh và đỏ thì đúng là rất chuẩn luôn ấy.
Ngày còn mang bầu, em cũng thường được mẹ chồng tẩm bổ cho cháo cá chép. Mới có bầu 5 tuần mẹ đã thường xuyên nấu rồi động viên ăn nhiều. Khổ nỗi lúc đó em ốm nghén chẳng muốn ăn gì nên nhiều khi phải nhờ chồng ăn giúp.
Mẹ chồng em cứ bảo, cố gắng ăn đi, 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để ăn cháo cá chép. Nghe bà phân tích xong em có động lực hẳn.
Sau này sinh bé Cún trộm vía da trắng, môi đỏ cực yêu mà lại thông minh cực kỳ. Ai hỏi xin bí quyết em đều mách cho mẹo này. Các >mẹ bầu đừng bỏ qua món cháo cá chép nhé, nhưng không phải ăn thế nào cũng có hiệu quả đâu nha.
Có những thời điểm bà bầu ăn sẽ hấp thụ tối đa dưỡng chất, bổ con gấp chục lần đó ạ. Các mẹ lưu ý nha!
Thời điểm vàng để mẹ bầu ăn cháo cá chép
– 3 tháng đầu: theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm tốt nhất trong thai kỳ là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.
– Buổi sáng: mẹ bầu ăn cháo cá chép vào buổi sáng là cực kỳ tốt cho cơ thể và hợp lý. Sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ thì dạ dày của mẹ đã tiêu hóa hết thức ăn mà ngày hôm trước cơ thể nạp vào. Chính vì thế một bát cháo vào buổi sáng sẽ giúp mẹ lấy lại năng lượng cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi thật tốt.
– Ăn giữa hai bữa ăn chính: việc ăn cháo vào thời điểm giữa hai bữa ăn chính là rất tốt, giữa buổi sáng hoặc buổi chiều thì mẹ có thể ăn một bát cháo nhỏ để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cơ thể lấy lại năng lượng bị tiêu hóa trong quá trình làm việc. Một bát cháo nhỏ sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn, đồng thời có thêm nguồn chất bổ nuôi bào thai to khỏe.
– Ăn khuya: mẹ có thể ăn cháo vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng tốt cho hệ tiêu hóa, những chất >dinh dưỡng của cháo sẽ được cơ thể hấp thụ một cách trọn vẹn nhất trong lúc mẹ đang ngủ.
CHÚ Ý: Mỗi tuần, các thai phụ có thể ăn 1 – 2 bữa cá chép, có thể thay đổi phương pháp nấu để tránh nhàm chán khi ăn. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể ăn nhiều loại cá khác nhau, kết hợp ăn với các loại thịt và rau khác để bổ sung thêm dinh dưỡng trong thai kỳ.
Lợi ích của cá chép với bà bầu
– Cá chép là thực phẩm rất giàu protein giúp não bộ trẻ phát triển tốt nhất, dân gian vẫn thường cho rằng nếu trong lúc mang thai mẹ ăn nhiều cá chép thì sau khi ra đời em bé sẽ có 1 làn da trắng, môi đỏ rất đáng yêu. Ngoài ra, trong cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ tối đa >sức khỏe cho thai phụ trong thời kỳ bầu bí cũng như sau khi sinh, đó là dưỡng chất protein, canxi, sắt, phốt pho, vitamin, B1, B2,…
– Bên cạnh đó, cá chép kết hợp với một số thảo dược, thực phẩm khác có thể trị được bệnh phù thủng, nôn mửa, nghén ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, lợi sữa… Tinh thần suy nhược, cơ thể mệt mỏi, sau khi sử dụng cá chép thường xuyên, thai phụ sẽ thấy cơ thể khỏe lên rất nhiều, da dẻ hồng hào, tươi sắc, tuần hoàn máu tốt.
Các món ngon từ cá chép cho bà bầu
Ngoài cháo cá chép “thần thánh” mẹ có thế biến tấu lạ miệng với cá chép sốt cà, hay lẩu cá chép om dưa cho mẹ bầu thèm chua..
Cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu
Nguyên liệu: 500gr phi lê cá chép, 100gr nấm rơm, 50gr cà rốt, 1/2 củ nghệ, 2 cây hành lá, ½ chén gạo, 2 thìa súp đậu xanh không vỏ, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến:
Các nguyên liệu sơ chế sạch. Nghệ và cà-rốt thái lát mỏng. Cá thái vừa ăn. Nấm rơm thái đôi. Gạo, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước nấu nhừ thành cháo.
Làm nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho nghệ, cà-rốt, cá, nấm rơm vào xào. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường. Cho tất cả vào cháo, nấu chín. Nếm vừa ăn. Múc ra tô, rắc hành tước sợi, tiêu.
Lẩu cá chép om dưa chua
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 300gr sườn non, 200gr dưa chua, cà chua, sả, gừng, hành khô, rau mùi tàu, hành tươi, thì là, rau sống, ớt tươi, mắm, muối, mì chính, hạt tiêu
Cách thực hiện:
Dưa chua và cà chua rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Sườn chặt khúc nhỏ, cho nước vào trần qua để khử mùi hôi. Phi thơm hành khô, cho cà chua, sườn, dưa vào đảo qua, cho một ít gia vị, nước mắm cho dậy mùi, cho nước vừa đủ ăn vào nồi, vặn to lửa đun sôi. Ninh khoảng 30 phút cho ra nước ngọt từ sườn. Hạ nhỏ lửa.
Cá chép rửa sạch, khía vài đường ở hai bên mình, cho gia vị, sả, gừng băm nhỏ vào ướp khoảng 30 phút. Chiên sơ
Cho cá vào nồi lẩu rồi đổ nồi nước ninh vào. Cắt khúc hành tươi, để làm nồi lẩu thêm bắt mắt bạn trang trí với cà chua và ớt tỉa hoa. Món lẩu cá chép om dưa ăn kèm với bún rất ngon.
Cách làm cá chép sốt cà chua ngon cho bà bầu
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn Cách thực hiện:
Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20phút.
Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
Rưới nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi còn nóng.
Lưu ý:
Việc nấu cháo cá nguyên con không đánh vảy, bóc mang hay không mổ cá để nấu là không nên nhất là khi dưới vảy, mang và trong ruột cá chứa rất nhiều vi khuẩn. Theo Trung tâm chống độc Bạch Mai, mật cá họ chép có trên 90% là chất Cyprinol sulfat, còn lại là các acid mật khác, có thể gây rối loạn tiêu hóa cấp: đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy; gây tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp: tiểu ít, vô niệu (nước tiểu dưới 300 ml/24 giờ, dẫn đến phù phổi cấp, phù não do ứ nước), vàng da, tăng men gan, xuất huyết do hủy hoại tế bào gan; rối loạn nước và điện giải; làm nhịp tim chậm và co giật toàn thân. Cyprinol rất bền với nhiệt nên đun sôi lâu không biến đổi.
Vì vậy khi nấu cháo cá chép cho bà bầu cần sơ chế kỹ, đánh vảy bóc mang sạch, luộc sau đó lọc thịt để nấu cháo. Việc ăn uống vệ sinh hợp lý, chắt lọc thông tin, kinh nghiệm đúng và khoa học sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.