Bây giờ là thời điểm tốt để bố mẹ nói chuyện với con thường xuyên. Hãy chọn một nơi yên tĩnh không có tiếng động và nói thật chậm rãi bằng tông giọng bình thường. Em bé sẽ dần nhận ra giọng nói của bạn.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Bởi đôi chân trở nên thẳng hơn, chiều dài của thai nhi từ đầu tới mông được đo dài 27cm và cân nặng là 360g. Tới bây giờ, nhau thai trở nên nặng hơn cơ thể phôi thai, nhưng điều đó cũng bắt đầu thay đổi, vì thai nhi sẽ nhanh chóng tăng cân, bằng lượng chất béo tích trữ trong cơ thể. Nếu kích cỡ phần đầu có thể được đo đạc trong một buổi kiểm tra, các bác sĩ có thể dự đoán được tuần sinh của em bé. Thai nhi hiện giờ đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ.
Lông mày, lông mi và móng tay đã hình thành, và em bé có thể đã tự cào bản thân mình. Khi nụ vị giác hình thành, vị giác của bé sẽ phát triển, và sớm thôi, bé sẽ phát hiện ra mùi vị của nước ối khi bé nhấp một vài ngụm để >luyện tập việc nuốt.
Xương của thai nhi đã sẵn sàng để sản xuất ra các tế bào hồng cầu - các tế bào này trước đã được tạo ra ở trong gan và lá lách của thai nhi. Ruột của em bé cũng sẵn sàng để hấp thụ lượng đường nhỏ ở trong dung dịch nước ối, đánh dấu lần đầu tiên nhau thai không cung cấp tất cả các chất >dinh dưỡng cho bé.
Hiện nay mẹ có thể cảm nhận sự di chuyển của con mình, nhưng đừng mong rằng sẽ cảm thấy mọi lúc. Đôi khi em bé ngủ - mong rằng bé sẽ không ngủ khi đang trong cuộc siêu âm, nếu không mẹ sẽ không được nhìn thấy bé cử động.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Hầu hết phụ nữ thích giai đoạn này của thai kỳ, khi các triệu chứng của ba tháng đầu tiên, chẳng hạn như ốm nghén, biến mất, nhưng trước khi họ thoát khỏi những thứ đó thì họ hẳn phải chịu đựng rất nhiều. Tuy nhiên đến tuần này, một số >mẹ bầu có khả năng vẫn cảm thấy khó chịu.
Chuột rút ở mắt cá chân là vấn đề khá phổ biến, xảy ra ở khoảng một phần ba những ca mang thai, nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải được tại sao. Chúng có thể bắt đầu vào khoảng tuần thứ 20 và xảy ra thường xuyên hơn trong quý thứ ba. Chứng chuột rút có thể xảy ra bởi sự thay đổi lưu thông máu hoặc do các cơ bắp mỏi khi hoạt động nặng. Chúng thường xảy ra vào ban đêm, gây ra một cơn đau nhói và có thể kéo dài đến 10 phút.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nếu bạn bị chuột rút chân, hãy kéo căng cơ bắp bằng cách duỗi thẳng chân ra, nhấn xuống phần gót chân và sau đó xoay phần mắt cá chân và bàn chân. Phần cơ có thể sẽ hơi đau sau đó nhưng cơn đau sẽ giảm đáng kể.
Bây giờ là thời điểm tốt để bố mẹ nói chuyện với con thường xuyên. Hãy chọn một nơi yên tĩnh không có tiếng động và nói thật chậm rãi bằng tông giọng bình thường. Em bé sẽ dần nhận ra giọng nói của bạn. Bạn có thể đọc cho bé nghe, kể một mẩu truyện hoặc hát một bài hát nhẹ nhàng. Em bé của bạn cũng có thể thưởng thức >âm nhạc trầm lắng với những giai điệu đơn giản - nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em bé chưa sinh thư giãn hơn khi được nghe loại nhạc này, đặc biệt là khi so sánh với loại nhạc mạnh có thể khiến bé nhảy lên.