Tuần thứ 20 là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong thai kỳ của mẹ, vì thế việc nắm được những thay đổi về cơ thể và sinh lý của mẹ và bé, những thứ mẹ nên chuẩn bị là rất quan trọng.
20 tuần mang thai tương đương với khoảng 4 tháng, 2 tuần. Nếu thai kỳ của mẹ đã chạm mốc 20 tuần, thì chúc mừng, các mẹ đã đi được 1 nửa quãng đường rồi.
KÍCH CỠ CỦA THAI NHI 20 TUẦN
Ở tuần mang thai thứ 20, cân nặng trung bình của bé sẽ vào khoảng 289 gram, xấp xỉ một quả chuối, chiều dài trung bình sẽ vào khoảng 16,51 cm (kể từ tuần này, chiều dài của bé có thể được đo từ đỉnh đầu xuống ngón chân). Dù vẫn cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện nhưng sự phát triển của bé giai đoạn này là tương đối hoàn chỉnh.
NHỮNG THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ MẸ KHI MANG THAI 20 TUẦN
Bắt đầu từ tuần mang thai thứ 20, các bác sĩ có thể xác định số đo vòng bụng của mẹ vào mỗi thời điểm khám tiền sản. Số đo vòng bụng của mẹ được đo từ chiều dài từ xương mu đến đỉnh tử cung của mẹ, và được tính theo số tuần mang thai của mẹ cộng hoặc trừ đi 2 cm. Chẳng hạn, bụng bầu của mẹ tính từ tuần thứ 20 sẽ có số đo từ 18 đến 20 cm, và sẽ tiếp tục tăng lên tầm 1 cm vào mỗi tuần. Mẹ bầu có số đo vòng bụng cao hoặc thấp hơn số đo trung bình như trên có thể đang có dấu hiệu của các triệu chứng sinh sản như tiểu đường thai kỳ, thai nhi gặp vấn đề về tăng trưởng, hay bị sụt cân. Nếu số đo vòng bụng của mẹ không bằng mức trung bình, các mẹ cần phải đi xét nghiệm ngay.
Cân nặng trung bình của >mẹ bầu tính theo chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ tăng khoảng 11 đến 15 kg. Mẹ có cân nặng cao hơn chỉ số BMI trung bình khi mang thai chỉ được phép tăng từ 6 đến 11 kg, còn mẹ có chỉ số BMI thấp hơn mức trung bình thường sẽ phải tăng từ 12 đến 18 kg.
Trường hợp các mẹ mang thai đôi hoặc đa thai thì chưa cần thiết phải đi đo vòng bụng ngay. Vì việc xác định các số liệu trung bình về vòng bụng, cân nặng trung bình thường khó hơn đối với các mẹ mang nhiều thai. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ chú trọng hơn đến vấn đề tăng cân. Khi đã mang thai được 20 tuần, các mẹ nên đặt mục tiêu mỗi tuần tăng một ít cân. Ở nửa đầu thai kỳ sinh đôi, cân nặng yêu cầu là 0,4 kg trở xuống/tuần, và tầm 0,4 đến 0,9/tuần vào nửa sau, và việc tăng cân cần phải diễn ra từng chút một. Hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo việc tăng cân nặng của các mẹ sinh đôi dựa theo chỉ số BMI trung bình thường chỉ từ 15 đến 20 kg.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI MANG THAI 20 TUẦN
Đạt đến tuần mang thai thứ 20 là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Khi đó, mẹ sẽ tràn đầy năng lượng và sinh lực, và nếu nửa ấy của mẹ cũng thế, thì việc “giường chiếu” là điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, đã là việc mang thai thì việc xảy ra một vài triệu chứng tương đối phiền toái với mẹ là điều không thể tránh khỏi. Chúng có thể là chứng phù nề, ợ nóng, chuột rút, và một vài biểu hiện khác cũng không được dễ chịu cho lắm:
Khí hư: Đây là triệu chứng không ngừng gia tăng cho đến thời điểm sinh con. Dù nó chỉ là cách đảm bảo cơ thể hoàn toàn sạch khuẩn, các mẹ vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện dịch âm đạo có màu vàng, xanh hoặc bốc mùi khó chịu.
Chuột rút: Các mẹ nên tập dãn người mỗi ngày, và uống nhiều nước để tránh tình trạng này xảy ra.
Ợ nóng/ hoặc bội thực: Khi bé bắt đầu chiếm lĩnh hệ tiêu hóa của mẹ, triệu chứng này sẽ không còn giống với thời điểm trước khi mang thai. Hãy để ý những thứ mình ăn – đồ ăn chua hoặc nhiều acid có thể gây rắc rối đến hệ tiêu hóa của mẹ đó.
Thừa năng lượng: Sinh lực và năng lượng dâng trào hóa ra không tốt như các mẹ tưởng. Chúng sẽ khiến các mẹ trở nên mệt mỏi và kiệt sức khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3.
Phù nề: Đừng lo lắng về chúng trừ khi vết sưng xảy đến đột ngột hay diễn biến nghiêm trọng. Những vết sưng nhẹ thường lành tính và thường giảm đi sau khi đẻ con. Trong thời gian này, các mẹ hãy thường xuyên vận động bất cứ khi nào có thể để giảm nguy cơ bị phù nề nhé.
Khó thở: Tử cung giãn nở sẽ ép lên phổi và khiến mẹ khó thở. Điều đó càng hiển nhiên nếu mẹ mang thai sinh đôi. Đừng gắng sức, hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi nếu mẹ gặp vấn đề về hô hấp.
TẠI SAO MẸ NÊN ĐI SIÊU ÂM Ở TUẦN THỨ 20?
Ở tuần thứ 20, bé đã bắt đầu phát triển vị giác, và sẽ tiêu hóa một số lượng nước ối nhiều đáng kể hơn trước.
Nếu các mẹ trước kia chưa được đi siêu âm, thì thời điểm này sẽ là một dịp tốt, vì việc xét nghiệm tiền sản sẽ thường được khuyến cáo vào tuần từ 18 đến 22.
Phần lớn các bộ phận trên cơ thể của bé sẽ phát triển ở tuần mang thai thứ 20, bao gồm tim, thận, và bán cầu não, nhưng chưa thật sự hoàn chỉnh. Khi siêu âm, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ xem xét để đảm bảo mọi thứ vẫn phát triển bình thường và quá trình sinh trưởng của bé vẫn đi đúng hướng.
Với các mẹ mang thai đôi, kỹ thuật viên khi siêu âm sẽ kiểm tra xem phần đầu của các bé có phát triển tương xứng với nhau hay không. Nếu không, các biện pháp khác sẽ phải được tiến hành để đảm bảo các bé không gặp vấn đề về phát triển.
Kỹ thuật viên cũng có thể xác định được giới tính của bé, nên các mẹ hãy hỏi họ ngay để biết mình sẽ sinh con trai hay con gái. Đừng quên in hình ảnh siêu âm của bé, chúng sẽ là những kỷ vật tuyệt vời cho những đứa con đang phát triển thần kỳ trong bụng mẹ đấy.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MANG THAI 20 TUẦN
Do giới tính của bé thường sẽ được xác định ngay trong thời điểm này, đã đến lúc các mẹ phải làm mới tư duy của mình rồi. Giờ là lúc những cái tên được mẹ nghĩ ra phải được cân nhắc là tên thật cho bé. Hay khi mẹ đi mua sắm, những bộ trang phục nhỏ nhắn xanh đỏ cho bé giờ không chỉ dừng ở mức ưa nhìn nữa, mà phải là những thứ thật sự cần thiết. Và ngoài việc có thể thêm những bộ quần áo hay đồ dùng cho con trai (hoặc con gái) vào giỏ hàng của mình, tuần thứ 20 cũng là thời điểm mẹ có thể đăng ký giấy khai sinh cho con được rồi đấy.
Dưới đây là 3 điều mẹ nên làm ngay trong tuần mang thai thứ 20:
- Lên lịch khám tiền sản cho tuần thứ 24.
- Xác định giới tính của bé.
- Đăng ký khai sinh cho bé.