Khi thai nhi được 14 tuần cũng là lúc mẹ sẽ thấy thai kỳ trở nên nhẹ nhàng hơn vì ốm nghén đã qua đi và bụng cũng chưa quá nặng nề.

13:47 05/04/2018

KÍCH CỠ CỦA THAI NHI 14 TUẦN

Ở tuần thứ 14, chiều dài của bé khoảng 8,6cm và nặng khoảng 42g, tương đương với kích cỡ một quả đào. Bé gần như sẽ đạt cân nặng gấp đôi so với tuần trước, và còn tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh trong giai đoạn này.

Thông thường, nếu đã đi siêu âm từ tam cá nguyệt thứ nhất, các >mẹ bầu 14 tuần sẽ không phải đi thêm lần nào nữa cho đến lần siêu âm tiếp theo vào khoảng giữa tuần 18 và 22. Dù vậy, bác sĩ vẫn có thể thực hiện siêu âm trong trường hợp các mẹ dự định đi chọc ối (giữa tuần 15 và 20).

Nhìn qua >thai nhi 14 tuần, các mẹ có thể thấy các bé có thể quẫy chân một lúc hay thậm chí mút ngón tay. Thận của bé đã có thể bắt đầu sản sinh nước tiểu, cùng với đó các chức năng của gan và lá lách cũng đã bắt đầu hình thành. Ngoài ra, một điều đáng kinh ngạc nữa là bé bắt đầu mọc lông tơ để giữ ấm cơ thể.

CÁC TRIỆU CHỨNG KHI MANG THAI 14 TUẦN

 Trong thời gian này, các triệu chứng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ nhất sẽ dần giảm đi, nhưng không có nghĩa chúng sẽ hoàn toàn biến mất. Dưới đây là một số triệu chứng mang thai các mẹ thường gặp trong tuần thứ 14:

Đau dây chằng: Thời điểm này, cơ bắp và dây chằng vòng của mẹ sẽ thường xuyên đau nhức để có thể thích ứng với sự phát triển của bé. Tình trạng chuột rút cũng vì thế mà xảy ra thường xuyên. Hãy đi gặp bác sĩ nếu các mẹ cảm thấy lo ngại về tình trạng này.

Năng lượng cơ thể tăng: Do đã thoát khỏi những rắc rối của tam cá nguyệt đầu, giờ là lúc các mẹ có thể phục hồi năng lượng cho cơ thể được rồi. Nếu các mẹ cảm thấy ngại hoạt động thể chất ở tam cá nguyệt đầu, thì giờ là lúc thích hợp để  cơ thể mẹ vào guồng trở lại bằng việc tham gia một khóa học yoga tiền sản hoặc dành một chút thời gian cho việc đi bộ.

Tăng khẩu vị: Một khi những cơn ốm nghén đã qua đi, các mẹ sẽ trở nên thèm ăn vô cùng. Mục tiêu của các mẹ là phải đạt tầm 300 calories mỗi ngày. Với các mẹ mang thai đôi, lượng calories mỗi ngày phải lên tới 680 calories. Tuy nhiên cũng đừng quên rằng những gì mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của bé, nên hãy lưu ý chỉ ăn những đồ có lợi cho >sức khỏe trong trường hợp các mẹ lên cơn nghén, và quan trọng nhất là tránh xa đồ ăn nhiều mỡ béo nhé.

Tóc dày và mượt hơn: Các mẹ sẽ nhận ra tóc mình trở nên dày và mượt hơn. Đó cũng là một trong số "tác dụng phụ" khi mang thai.

KÍCH CỠ BỤNG MẸ KHI MANG THAI 14 TUẦN

 

Bụng bầu 14 tuần của mẹ có thể đau nhức một chút. Điều này đơn giản là do tử cung của mẹ đang phải giãn nở để thích ứng với sự phát triển của bé.

Đừng ngạc nhiên nếu cân nặng của mẹ bỗng nhiên tăng vù vù trong tuần thứ 14. Nếu chỉ số cơ thể của các mẹ vẫn ở mức trung bình, các mẹ tăng cân từ 0,4 đến 0,9 kg mỗi tuần kể từ tuần thứ 14. Còn với các mẹ mang thai đôi, mục tiêu tăng cân cũng tương đương với các mẹ mang 1 thai từ giờ đến tuần thứ 20 thì mới phải tăng thêm chút ít. Tất nhiên, nếu một số mẹ bị sụt cân chút ít hoặc chỉ số cơ thể cao, hoặc nếu tăng hoặc giảm cân đáng kể ở tam cá nguyệt thứ 1, các bác sĩ sẽ tùy vào đó để đưa ra những mục tiêu tăng cân khác nhau.

 NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MANG THAI 14 TUẦN

 Tuần mang thai thứ 14 đánh dấu rất nhiều thay đổi – các me sẽ cảm thấy bớt nôn nao, bớt đói bụng hơn, và dồi dào năng lượng hơn. Đó là bởi vì các mẹ đang bước vào “giai đoạn tuần trăng mật” khi mang thai. Khởi đầu với tuần mang thai thứ 14, tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm thích hợp cho các hoạt động thể chất, hoàn thành một số việc cần làm và tận hưởng thời gian nhẹ nhàng nhất thai kỳ.

3 điều các mẹ bầu nên làm trong tuần thứ 14:

- Đi khám răng.

- Công bố mình đã mang thai theo cách hứng khởi nhất.

- Tìm hiểu và đăng ký các lớp sinh đẻ.

Theo Việt Anh/Eva/Khám Phá