Ăn loại cá nào, ăn bao nhiêu và có cách nào để hạn chế lượng thủy ngân trong cá là thắc mắc thường thấy của những phụ nữ mang thai.
Không phải loại cá nào cũng tốt cho >mẹ bầu. FDA có lời khuyên rằng phụ nữ mang thai tránh ăn các loại cá như cá kiếm, cá kình, cá mập, bởi vì chúng nằm ở nhóm cá có mức thủy ngân cao. Ăn cá cũng phải đúng chuẩn theo cách sau đây đấy nhé .
Những lợi ích khi mẹ bầu ăn cá
Giảm tỷ lệ sinh non: Ăn cá bổ lắm đó mẹ ơi, bác sĩ bảo rằng nếu mẹ chăm chỉ ăn cá trong hời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non từ 7.1% xuống còn 1.9% so với những bà bầu không ăn được cá. Khi được sinh ra đủ tháng, đủ ngày, em bé sinh ra sẽ cứng cáp, khỏe mạnh và thông minh hơn rất nhiều đó mẹ ạ.
Bà bầu ăn nhiều cá sẽ thấy tâm trạng vui vẻ. Vì trong cá có một axit béo có liên quan đến 1 loại “hormone vui vẻ” có trong não bộ, thường xuyên ăn cá sẽ giúp tăng nồng độ của loại hormone này.
Cá mang >dinh dưỡng rất toàn diện, giàu protein, các axit béo không bão hòa, các axit amin, vitamin D và kali, canxi, kẽm và các khoáng chất khác, đều là những chất ĐẠI BỔ cho con yêu phát triển vượt trội trong bụng.
Cá rất giàu axit béo omega-3, trong axit béo omega-3 chưa HDA do vậy sẽ có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thần kinh thị giác thai nhi, mẹ chăm ăn cá thì kiểu gì con sinh ra cũng thông minh, lanh lợi lắm cho mà xem.
Ngoài ra, cá cũng giúp ích cho sự phát triển não bộ của trẻ: Các dưỡng chất và thành phần thiết yếu có trong cá sẽ giúp não trẻ phát triển hoàn thiện, bé yêu sẽ có sức đề kháng tốt và trí não vượt trội. Tốt nhất là các mẹ bầu nên ăn ít nhất một đến hai bữa ăn có cá trong tuần.
Các phát hiện cho thấy rằng, khi các bà bầu ăn cá 3 lần/tuần, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì trẻ sinh ra có thị lực tốt hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những phụ nữ không ăn hoặc chỉ ăn rất ít cá trong quá trình mang thai.
Không chỉ có acid béo không bão hòa, các chất dinh dưỡng như vitamin D và E có trong cá cũng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo phụ nữ không nên vì thế mà ăn quá nhiều cá khi mang thai vì hàm lượng thủy ngân cao trong một số loại cá có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu nên ăn cá gì để hấp thu dưỡng chất có lợi cho cả mẹ lẫn bé?
Bác sĩ đã khuyến cáo rằng dù cá rất tốt cho >sức khỏe cho mẹ và thai nhi tuy nhiên mẹ không nên ăn một loại cá trong thời gian dài để tránh tác dụng phụ. Vì vậy em sẽ gợi ý cho cá mẹ 1 số loại cá rất bổ dưỡng trong thời kỳ mang bầu nhé.
Cá chép giúp bổ tỳ khai vị, lợi tiểu tiêu thũng, ngưng ho bình suyễn, thanh nhiệt giải độc, an thai
Cá trắm đen bổ khí dưỡng vị, lợi tiểu, trừ phong tiêu phiền, ngoài ra cá trắm đen còn chứa nhiều selen, kẽm và các yếu tố vi lượng khác góp phần chống ung thư .
Cá mè là thực phẩm tuyệt vời giúp ấm trung bổ khí dưỡng sinh. Mẹ bầu ăn giúp dưỡng khí, ấm vị, mướt da. Đậu hũ nấu cá mè là món ăn ngon, giàu protein.
Cá diếc giúp dưỡng khí kiện tỳ, lợi thủy, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc thông tuyến sữa, rất tốt cho mẹ bầu. Ăn cá diếc liên tục giúp sản phụ lợi sữa, dầu cá diếc có lợi cho tim mạch , thúc đẩy lưu thông máu.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn cá mập, cá ngừ, cá kiếm vì mức thủy ngân trong các loại cá này tương đối cao, ăn nhiều có thể dẫn đến sảy thai cho nên dù thèm tới mấy cá mẹ cũng không được đụng đũa.
Các nguyên tắc cơ bản mẹ bầu cần nhớ khi ăn cá
- Chỉ nên ăn dưới 350g cá và các loại thủy hải sản trong một tuần.
- Mẹ phải đảm bảo rằng cá thật tươi sống, vì vậy nếu cá đã xuất hiện hiện tượng thối rữa, ươn sình sẽ cực nguy hiểm cho sức khỏe.
- Các dụng cụ trong nhà bếp nên chia khu vực bảo quản hợp lý. Sau khi làm cá, thịt phải kịp thời rửa sạch dao kéo, thớt v.v… để đảm bảo vệ sinh, không bị vi khuẩn thâm nhập.
- Khi làm cá, bố mẹ nên làm sạch nội tạng và khoang bụng cá để thanh trừ triệt để các nguồn bệnh tiềm ẩn
- Thay vì sử dụng các loại cá được đánh bắt từ biển thì bà bầu có thể ăn cá nước ngọt được khai thác trực tiếp và đảm bảo an toàn.
- Không nên ăn cá khi không rõ nguồn gốc hoặc không xác định được độ an toàn với sức khỏe.
- Mẹ nên bổ sung thêm omega 3 từ trứng, sữa, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc… thay cá vào thực đơn dinh dưỡng của mình.