Sức đề kháng của các chị em thường suy giảm trong quá trình mang thai, khiến cơ thể người mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Do đó, trong suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng, lúc nào cũng cần phải tăng cường sức đề kháng cho bà bầu, để các mẹ có sức khỏe tốt, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

lieunguyen 15:30 26/09/2022

Tuy nhiên, mang thai lại là một giai đoạn khá nhạy cảm, chị em không được tùy tiện uống thuốc nên việc bảo vệ >sức khỏe và tăng sức đề kháng cho bà bầu vô cùng quan trọng. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, các mẹ nên áp dụng một số phương pháp dưới đây.

Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

3 tháng thai kỳ đầu tiên, các mẹ bị các cơn ốm nghén “hành hạ” nên không ăn uống được gì nhiều, dẫn đến suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nên các >mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn, tránh thức ăn nặng mùi, đồng thời tăng cường các thực phẩm như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy… để giảm nghén và bổ sung các thực phẩm sau đây để cơ thể có thể nạp đủ chất >dinh dưỡng hơn.


Chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu!

Thực phẩm giàu vitamin C: Thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giúp nâng cao miễn dịch cho mẹ bầu, tăng cường chức năng phổi trong sự phát triển của bào thai, đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh thông thường xuống 50% so với người bình thường. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, kiwi, dứa, nho, đu đủ chín… là những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.

Thực phẩm giàu sắt: Giúp bà bầu không bị mệt mỏi vì thiếu máu. Sắt có nhiều trong thịt nạc thăn, thịt gà, thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, mè, cần tây, củ cải, tía tô, lá lốt, ngò, đu đủ chín, lòng đỏ trứng, tim bò, tim gà, mực…

Thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, thịt gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, kê, ổi, cùi dừa, bột mỳ… là những thực phẩm giàu kẽm, có tác dụng tốt trong việc phát triển các tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi tách béo… không chỉ chứa nhiều Canxi, vitamin D, phốt pho… mà còn chứa men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa, giúp bảo vệ đường ruột khỏi những vi khuẩn có hại.

Đặc biệt, để tăng sức đề kháng mẹ bầu cần hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán, đóng hộp, nhiều đường hóa học và chất bảo quản… vì chúng có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu bằng cách vận động khoa học


Bà bầu vận động  thường xuyên với chế độ hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả!

Những môn thể thao như đi bộ, yoga… có lợi cho việc nâng cao sức khỏe mẹ bầu. Vận động thường xuyên và khoa học giúp cơ thể các bà bầu trở lên dẻo dai, tinh thần sảng khoái, tuần hoàn máu tốt và tăng cường hệ miễn dịch. Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng và cuối giờ chiều sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thúc đẩy bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể.

Duy trì chế độ >luyện tập thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đồng thời khi vận động, nhất là mẹ bầu áp dụng các bài tập yoga, cơ bụng sẽ dẻo dai và giãn mềm các khớp, giúp bé quay đầu dễ dàng trong khi sinh. Bên cạnh đó, giúp các mẹ tránh mắc phải các bệnh thường gặp như: chuột rút, phù chân, trĩ… Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tập những bài tập dễ, hạn chế thực hiện các động tác khó, vì trong giai đoạn đầu, thai nhi làm tổ chưa chắc chắn dễ bị sảy thai. Nếu có điều kiện, các mẹ bầu nên thuê huấn luyện viên để có thể luyện tập tại nhà.

Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò rất lớn trong việc giúp cơ thể phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm thường gặp khi mang thai. Vì thế duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học là điều rất cần thiết, các chị em nên:

- Ăn đủ bữa và đúng giờ, chia đều thành các bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thu.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Hạn chế căng thẳng, buồn phiền.

- Luôn vui vẻ, lạc quan.

- Không uống bia rượu, cà phê, chất kích thích… trong khi mang thai.

- Uống đủ nước khoảng 2,5 lít nước/ngày. Vì khi thiếu nước thì bà bầu khó đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hệ miễn dịch không đủ điều kiện để phục hồi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – Biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu thông minh


Mẹ bầu cần chú ý tiêm phòng trước và trong khi mang thai nhé!

Khi mang thai mẹ bầu dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh cho bà bầu cần được quan tâm hơn.

Do đó, mẹ bầu cần phải tiêm phòng trước và trong quá trình mang thai để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm có thể mắc như thủy đậu, quai bị, sởi, uốn ván, rubella… Để tạo điều kiện tốt nhất có thể, sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu nhé!

Trên đây là một vài lưu ý giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và thai nhi khỏe mạnh. Hy vọng với những chia sẻ từ này, các chị em sẽ xây dựng được thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, để mẹ và bé đều khỏe đẹp và mẹ tròn con vuông nhé!

lieunguyen | Theo Phụ nữ sức khỏe