Căn bệnh tưởng như vô hại đã khiến người mẹ bị sảy thai dù đã mang thai được 19 tuần. Dẫu đau đớn, bà mẹ không may mắn vẫn chia sẻ câu chuyện của mình nhằm nâng cao nhận thức cho những người khác.
Các bà mẹ mang thai luôn luôn vô cùng cảnh giác với những thứ có thể gây nguy hiểm cho họ và thai nhi. Tất nhiên, có những điều hiển nhiên như thức ăn, hút thuốc và một số bệnh cảm cúm mà chúng ta đều biết là tốt nhất phụ nữ mang thai để tránh. Nhưng cũng có nhiều điều nguy hiểm khác ngoài kia mà nhiều >mẹ bầu thậm chí còn không biết. Sau khi một căn bệnh được gọi là "hội chứng má đỏ" (hay ban đỏ nhiễm khuẩn) khiến mình bị sảy thai, một bà mẹ đang lên tiếng với hy vọng rằng những phụ nữ mang thai khác có thể tránh được thảm kịch mà cô trải qua.
Gemma Carlile (25 tuổi) sống tại Newcastle (Anh) là một cô giáo mầm non, hồi đầu năm nay cô mang thai đứa con thứ 2. Khi thai nhi được 17 tuần thì Gemma đi khám và phát hiện ra mình bị nhiễm một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em là ban đỏ nhiễm khuẩn hay còn gọi là “Slapped cheek disease”. Đây là bệnh truyền nhiễm dạng nhẹ, gây xuất hiện các nốt ban đỏ trên hai má, có thể ở cả tay, chân. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 15, nhưng thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở người trưởng thành. Thông thường bệnh sẽ tự hết mà không cần can thiệp thuốc hoặc biện pháp y tế, tuy nhiên nó lại có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho phụ nữ có thai.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh có thể lây truyền từ mẹ mang sang thau nhi - gây thiếu máu trầm trọng và thậm chí sảy thai. Mặc dù khoảng một nửa số phụ nữ mang thai miễn dịch với loại bệnh này, thì một nửa những người khác lại không được may mắn như vậy. Không may thay, Gemma lại nằm trong nửa số không may mắn đó khi chính môi trường làm việc tiếp xúc với trẻ nhỏ lại khiến cô mắc phải căn bệnh này.
Gemma đau lòng nói: “Gần 18 tuần con tôi bắt đầu có dấu hiệu thiếu máu thai nhi do siêu vi khuẩn gây ra. Do đã có một khối máu tụ lớn trong tử cung, tôi đã được siêu âm lại hai ngày sau đó, con trai tôi đã trở nên yếu hơn nhiều. Nguyên nhân đã được xác nhận là thiếu máu do ban đỏ nhiễm khuẩn”.
Điều cần làm lúc đó truyền máu cho thai nhi trong tử cung. Tất nhiên đây là một quyết định rất khó khăn bởi làm như vậy sẽ đi kèm với >nguy cơ sảy thai rất cao. Nhưng rồi hai vợ chồng cũng phải chấp nhận thử để cứu con bằng mọi giá. Cô nói: “Điều này đã được lên kế hoạch cho hai ngày sau đó khi tình trạng của thai nhi đã xấu đi quá nhanh. Trái tim của thằng bé đã phải làm việc rất vất vả. Nếu chúng tôi không đồng ý với việc truyền máu chúng tôi sẽ mất con sớm”.
Thế nhưng, 2 ngày sau khi truyền máu cho thai nhi thì Gemma lại nhận được tin đau đớn từ bác sĩ, rằng con trai cô đã chết trong bụng mẹ. Ngày 28/3, cô đã hạ sinh cậu bé Terence Arthur khi được 19 tuần tuổi nhưng trái tim bé đã ngừng đập. “Thằng bé thật xinh đẹp và hoàn hảo. Khi tôi ôm hôn hình hài nhỏ bé của con, thật khó để diễn ta nỗi đau và tình yêu của tôi khi đó. Chúng tôi rời bệnh viện với vòng tay trống rỗng và một trái tim trống rỗng”.
Nỗi đau và mất mát quá lớn đó đã thôi thúc người mẹ lên tiếng và nâng cao nhận thức của những ông bố bà mẹ khác. Gemma đã đưa ra một đơn thỉnh cầu kêu gọi Chính phủ Anh bảo vệ phụ nữ mang thai và đứa con chưa sinh của họ khỏi bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn tưởng không nguy hiểm mà lại là “tử thần” đối với những em bé còn trong bụng mẹ.
Gemma nói: "Tôi làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều trẻ em hơn 4 năm nay rồi và trong lần khám thai đầu tiên, tôi đã hỏi bác sĩ có vấn đề gì không. Tôi được biết về bệnh má đỏ nhưng cô ấy nói tôi không cần lo lắng vì cơ thể sẽ tự miễn dịch. Vậy nhưng cuối cùng nỗi đau của tôi đã chứng minh rằng không phải ai cũng có thể miễn dịch với căn bệnh này”, Gemma cho biết.
Gemma muốn các bệnh viện được nhận thức về sự nguy hiểm của virus và hỗ trợ xét nghiệm máu cho những phụ nữ có thể tiếp xúc với lại virus này. Cô hy vọng rằng những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn có thể được xét nghiệm máu sớm trong thai kỳ: “Mặc dù chúng ta sẽ không thể loại trừ được ban đỏ nhiễm khuẩn nhưng chúng ta ít nhất có thể nâng cao nhận thức và đề phòng tình trạng xấu xảy ra”.