Mặc dù ca sinh diễn ra rất thuận lợi nhưng chỉ ít phút sau đó "tai nạn" bất ngờ ập đến với chị Hạ.
Ngày nay, tỷ lệ phụ nữ sinh con muộn ngoài 30 tuổi ngày càng gia tăng do cuộc sống bận rộn, phụ nữ tập trung hơn vào sự nghiệp khiến họ “lười” mang bầu, sinh con. Và cũng vì sinh nở ở độ tuổi ngoài 30 nên họ cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn so với phụ nữ ở độ tuổi từ 20-30. Câu chị chuyện của chị Hạ (tên nhân vật đã được thay đổi - sinh sống tại Trung Quốc) là một ví dụ.
Vào ngày 30/6 vừa qua, chị Hạ hạ sinh thành công con gái thứ 2 tại Bệnh viện >sức khỏe Bà mẹ và trẻ ở Nam Kinh. Cả quá trình mang bầu và sinh nở ở chị khá thuận lợi, em bé chào đời khỏe mạnh. Sau ca sinh, bác sĩ đưa chị Hạ về phòng chăm sóc sau sinh và theo dõi trong vòng 2 giờ. Tại đây, các bác sĩ cho biết mọi chỉ số sức khỏe của chị đều bình thường từ việc tương tác với con, nhận thức của chị cũng như việc trò chuyện vui vẻ, cởi mở. Tuy nhiên sau đó thì một tai nận đột ngột xảy ra.
“Chị y tá ơi, chị có đường không? Có lẽ tôi bị hạ đường huyết rồi, tôi thấy chóng mặt quá”, chị Hạ đột nhiên hỏi y tá. Ngay sau đó, y tá nhìn về phía chị Hạ và thấy mầu da chị khá bất thường. Y tá kiểm tra lượng sản dịch nhưng cũng không có dấu hiệu băng huyết. Lúc này, da mặt chị Hạ ngày càng nhợt nhạt và cơ thể thì mệt mỏi thấy rõ.
Ngay lập tức nữ y tá gọi cho bác sĩ Liu Jing Yan đang ở phòng cấp cứu. Khi bác sĩ tới nơi thì cơ thể chị hạ đã gần như mất ý thức, gọi không trả lời và nhịp tim rất yếu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sản khoa, bác sĩ Liu Jing Yan cho biết rất nhiều khả năng chị Hạ đã bị thuyên tắc ối và đã yêu cầu đưa sản phụ vào phòng cấp cứu ngay.
Nghe bác sĩ nói xong, bệnh viện đã cử tất cả các bác sĩ tên tuổi cùng hỗ trợ với bác sĩ Liu để cấp cứu cho sản phụ Hạ. May mắn sau 3 giờ đấu tranh sinh tử, mạng sống chị Hạ đã được giữ lại và tâm trí dần hồi phục.
Theo bác sĩ Liu, thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác đi vào vào tuần hoàn mẹ gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính cho mẹ.
Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh, đặc biệt với những sản phụ lớn tuổi, nhau bong non, tử cung quá căng, thai chết lưu, chấn thương, dùng oxytocin trong chuyển dạ, đa sản, mẹ lớn tuổi, vỡ ối… Tuy nhiên vẫn có 1 số ít trường hợp thuyên tắc ối xảy ra không kèm những yếu tố kể trên.
Thuyên tắc ối cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ khi sinh nở, cùng với nhiều nguyên nhân khác như băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, sản giật… Riêng thuyên tắc ối chiếm 5 - 10% trong số tử vong mẹ nói chung.
Nếu xảy ra thuyên tắc ối, tỉ lệ tử vong mẹ hơn 80%, mặc dầu tỉ lệ sống sót của thai nhi có thể đến 70%. Thống kê cho thấy 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và trong số sống sót sau một giờ thì phần lớn trường hợp để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Bác sĩ Liu cũng nhấn mạnh thuyên tắc ối không thể dự báo, không có cách dự phòng và là một cấp cứu sản khoa không điều trị được. Trong khi chuyển dạ cần nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng, hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ là điều kiện tiên quyết có thể mang lại hy vọng cứu sống mẹ và thai nhi.