Mặc kệ những nỗ lực giảm cân để lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh của các mẹ bỉm sửa, bụng vẫn nguyên hình dáng như thời bầu bí khiến nhiều người vô cùng lo lắng và chán nản.
Sau sinh bụng vẫn to như mang bầu dù đã rất nỗ lực giảm cân
Emilia Rossi - Blogger kiêm nhà chiến lược quảng cáo đến từ Melbourne (Úc) đã thử mọi cách nhưng trông cô vẫn hệt như đang mang thai, dù đã sinh con thứ 2 cách đây 8 tháng.
"Tôi đã sinh em bé thứ 2 và có lẽ, cả đời này tôi sẽ không thể lấy lại được vóc dáng như trước khi sinh.
Trông tôi vẫn giống hệt như đang mang thai 6 tháng mặc dù tôi đã sinh em bé cách đây 8 tháng rồi. Tôi cảm thấy thật bực bội và xấu hổ.
Ngay ở tuần thứ 6 sau khi sinh, tôi đã rất chăm chỉ >luyện tập, nhưng dường như kết quả vẫn không thể thay đổi.
Cân nặng là điều đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến >sức khỏe tinh thần của tôi vì đó luôn là điều đầu tiên và cuối cùng tôi nghĩ đến mỗi ngày" , bà mẹ 2 con cho biết.
Emilia Rossi nói thêm, điều này có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: tuổi tác, stress và ăn uống theo cảm xúc.
"Tôi tin rằng cơ thể của tôi sẽ hồi phục tốt hơn nếu tôi sinh con sớm. Với tình trạng hiện nay, các bác sĩ cho biết, tôi có thể phải mất tới 12-18 tháng để cơ thể được hồi phục hoàn toàn", cô nói.
Emilia không chắc liệu mình có bị bệnh gì không hay là do nguyên nhân nào khác: "Sự lo lắng và cảm giác nhẹ hơn sau khi sinh cùng với tác động của COVID khiến mọi hoạt động ngoài trời bị hạn chế đã làm tôi giảm bớt vận động và tính kỷ luật tập thể dục một cách thường xuyên.
Thế nhưng, bất chấp những thách thức này, ngay sau 6 tuần kể từ khi sinh con thứ 2, tôi đã cố gắng tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng. Song vẫn không thay đổi được ngoại hình của tôi lúc này".
Tách cơ bụng là một trong những nguyên nhân khiến sau sinh bụng vẫn to như mang bầu
Tiến sĩ Zali Yager (Phó Giáo sư về Sức khỏe và Giáo dục Thể chất tại Đại học Victoria) cho biết, có rất nhiều áp lực đối với các bà mẹ mới sinh con trong việc giảm cân dù cho nhiều người đã nỗ lực không ngừng để làm điều đó.
Theo một nghiên cứu, những bà mẹ sau sinh cảm thấy họ như đang gặp phải thất bại lớn trong việc >nuôi dạy con cái và giải quyết những mối lo trong cuộc sống nếu họ không thể quay trở về số cân nặng và vóc dáng như trước khi mang thai.
"Một năm sau khi sinh, phụ nữ phải trải qua cả những kỳ vọng cá nhân và ánh nhìn của xã hội để lấy lại vóc dáng như ý muốn.
Điều này cực kỳ khó đạt được. Ngoài ra cũng cần biết rằng, chu kỳ ăn kiêng và tăng cân cùng với sự không hài lòng ngày càng gia tăng có liên quan đến chứng trầm cảm".
Những người tham gia nghiên cứu của Tiến sĩ Zali Yager còn chỉ ra rằng, những bà mẹ sau sinh đang cảm thấy như thể họ gặp thất bại lớn trong việc nuôi dạy con cái và giải quyết những mối lo trong cuộc sống nếu họ không thể quay trở về số cân nặng và vóc dáng như trước khi mang thai.
Theo Tiến sĩ Zali Yager, Diastasis recti (hay còn gọi là hiện tượng >tách cơ bụng sau sinh) có khả năng làm trầm trọng thêm mối lo ngại về sự thay đổi cân nặng và vóc dáng trong thời kỳ hậu sản. Theo đó, những sự can thiệp không cần phẫu thuật có thể làm tốn thời gian và chi phí cao, đồng thời còn cần được thực hiện nhất quán và xuyên suốt trong thời gian dài.
Đồng thời, chuyên gia vật lý trị liệu sau sinh Eva Mak (công tác tại Bệnh viện tư nhân Mater) cũng cho biết, cơ thể phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi khi mang thai.
Bà Mak lý giải, tốc độ giảm kích thước vòng bụng của phụ nữ sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: "Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống, chưa kể không chắc các bà mẹ này có thể kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống bận rộn của mình hay không".
Trung bình có khoảng 50% phụ nữ gặp phải tình trạng giãn cơ, đồng thời các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cũng có tới 33% phụ nữ gặp phải tình trạng cơ bụng bị tách, căng phồng vào tam cá nguyệt thứ 2.
"Các biểu hiện của tình trạng tách cơ bụng thường dễ nhận thấy nhất ngay sau khi sinh bao gồm đau lưng dưới, táo bón, đầy hơi, yếu bụng khi cơ bụng bị căng hoặc co thắt, đau vùng chậu,… Tách cơ bụng sau sinh phổ biến hơn ở những phụ nữ trên 35 tuổi, sinh con nhẹ cân hoăc đa thai".
Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự xuất hiện và tình trạng tách cơ bụng sau sinh cũng diễn tiến nặng hơn ở những phụ nữ mang thai mà không tập thể dục.
Có một số lựa chọn điều trị bao gồm: mặc áo nịt bụng sau sinh hoặc áo nịt ngực trong vài tuần đầu sau khi sinh để hỗ trợ kéo các phần cơ bụng bị tách rời lại với nhau, hỗ trợ vật lý trị liệu hoặc tập các bài tập có mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các cơ bụng, phẫu thuật,…