Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh rất phổ biến ở khoang miệng của trẻ sơ sinh.
Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh rất phổ biến ở khoang miệng của trẻ sơ sinh. Từ tuần thứ 4-10 của thai kỳ, có nhiều yếu tố tác động khiến các phôi hợp nhất với nhau, dẫn đến rối loạn phát triển khuôn mặt của thai nhi gây ra dị tật. Ngoài yếu tố bẩm sinh thì có nhiều yếu tố khác mà nguyên nhân chính là do người mẹ.
1. Di truyền
Nếu bố mẹ hoặc họ hàng từng bị hở hàm ếch, sứt môi thì xác xuất khi con sinh ra bị di truyền chiếm đến 20%.
2. Thuốc
Nếu người mẹ dùng thuốc an thần, thuốc dị ứng, thuốc điều trị động kinh...trong thời gian mang thai sẽ gây ra dị tật thai nhi, quái thai.
3. Nhiễm trùng
Người mẹ không may bị nhiễm virut như cúm, rubella...hoặc các bệnh mãn tính như tiểu đường, rối loạn >dinh dưỡng nghiêm trọng khi mang thai, nó có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây ra dị tật hở hàm ếch.
4. Thói quen sống
Các bà mẹ có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai sẽ gây ra thiếu axit folic, vitamin A, điều này cũng hình thành dị tật sứt môi.
5. Nội tiết
Việc căng thẳng thần kinh khi mang thai thúc đẩy sự gia tăng bài tiết hormon vỏ thượng thận, có thể dẫn đến hở hàm ếch.
Để đảm bảo thai nhi luôn được khỏe mạnh, các bà mẹ bắt buộc phải thường xuyên siêu âm và khám theo quy định của bác sĩ theo từng giai đoạn của thai nhi. Nếu có dấu hiệu bất thường, bố mẹ sẽ được thông báo để kịp thời xử lý.