Chế độ ăn uống và lối sống của phụ nữ mang thai đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển khỏe mạnh của thai kỳ và sức khỏe của thai nhi. Ăn gạo lứt đúng cách khi mang thai có thể tốt cho sức khỏe thai phụ.
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt có thể cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm bệnh hen suyễn và giảm nguy cơ cholesterol, bệnh tim, đái tháo đường và nhiều bệnh khác với sự trợ giúp của các vitamin và khoáng chất có trong nó.
Giảm mức Cholesterol xấu
Các axit béo có trong gạo lứt rất tốt để giảm cholesterol xấu LDL và giúp tăng mức độ cholesterol tốt được gọi là HDL. Điều này có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ.
Huyết áp cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong và thậm chí trước khi sinh. Gạo lứt có hàm lượng natri thấp. Vì vậy, tiêu thụ gạo lứt trong thời kỳ mang thai giúp điều hoà huyết áp, điều này rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở an toàn.
Giàu mangan
Mọi người đều nói về vitamin và protein khi nói đến >sức khỏe tốt. Gạo lứt rất giàu mangan, khoáng chất rất quan trọng trong sự phát triển của xương, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động của dây thần kinh và chữa lành vết thương.
Sự thiếu hụt mangan có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khả năng sinh sản thấp và suy giảm khả năng tăng trưởng.
Chống oxy hóa
Ngoài các thành phần >dinh dưỡng cơ bản trên, gạo lứt còn chưa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học: hợp chất phenolic là hoạt chất sinh học chính, ngoài ra còn chứa γ-oryzanol và GABA…Nghiên cứu cho thấy ngâm gạo lứt với nước trước khi nấu làm tăng đáng kể hàm lượng tocopherols, tocotrienol và γ-oryzanol so với gạo lứt chưa ngâm. Các hợp chất này đều có hoạt tính chống oxy hoá đã được chứng minh trong ống nghiệm và trên thực nghiệm.
Giúp chống lại sự thay đổi tâm trạng và chứng mất ngủ
Ăn gạo lứt trong thời kỳ mang thai có thể giúp giảm chứng mất ngủ vì nó có chứa melatonin, một loại hormone "ngủ" giúp thư giãn các dây thần kinh và do đó nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nó cũng có một số yếu tố rất có lợi trong việc chống lại căng thẳng và thay đổi tâm trạng khi mang thai.
Dễ tiêu hóa
Cơm gạo lứt có tác dụng kích thích tiêu hóa, vì chúng có các chất đạm và chất béo với cấu trúc đơn giản, dễ tiêu hóa hơn chất đạm và chất béo động vật. Chất xơ trong gạo lứt cũng là một trong những nguyên nhân giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột.
Dự phòng và hỗ trợ đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu trên chuột cho thấy các sản phẩm được chế biến từ gạo lứt giúp giảm sự tăng đường huyết sau bữa ăn so với gạo trắng thông thường, giúp chậm rỗng dạ dày, dự phòng đái tháo đường tốt hơn, bảo vệ tế bào beta của đảo tuỵ, cải thiện tình trạng kháng insulin.
Dự phòng béo phì và rối loạn mỡ máu
Lợi ích này của gạo lứt do tác dụng kết hợp của các chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hoạt tính sinh học khác như GABA, γ-oryzanol, phytosterol, polyphenol, tocotrienol và α-tocopherol. Một nghiên cứu khác về các hoạt chất trong gạo lứt còn cho thấy tác dụng ức chế lipase của tuyến tụy, giảm tích tụ chất béo, giảm nồng độ triglycerid lúc đói, giảm nồng độ acid béo bão hoà nên còn được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân béo phì và rối loạn mỡ máu, dự phòng béo phì.
Chống ung thư và giảm viêm
Trong nghiên cứu trên chuột, thành phần trong cám gạo giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng, giảm viêm và xơ gan. Chiết xuất PEF có trong gạo lứt ức chế sự biểu hiện gen và interleukin trong các tế bào ung thư đại tràng, có vai trò như 1 chất chống viêm tự nhiên.
Ngoài ra gạo lứt có một số tác dụng khác như: bảo vệ tế bào thần kinh, chống loãng xương, hỗ trợ bệnh nhân mắc Celiac…