Dưới đây là tất tần tật những lưu ý cho các mẹ khi đã cận kề thời điểm sinh con.

06:42 04/02/2018

Thời điểm “kết thúc” thai kỳ và sẵn sàng sinh đẻ luôn mang lại cho mẹ rất nhiều tâm trạng. Cho dù những tác động từ môi trường bên ngoài hay những thay đổi sinh lý từ bên trong có thể ảnh hưởng ít nhiều đến năng lượng và sự kiên nhẫn của mẹ, khoảng thời gian sẵn sàng cho việc sinh đẻ luôn rất đáng trân trọng.

Thật khó để diễn tả thành lời tình mẫu tử trong 9 tháng mang nặng đẻ đau này. Đó là thời gian người phụ nữ dần hoàn thiên chức và trách nhiệm của một người mẹ.

Điều gì sẽ chờ đợi các mẹ trong tháng mang thai thứ 9 ?

Đây là lúc mà mẹ có những thay đổi đáng chú ý trong suy nghĩ và hành động của mình, một khoảng thời gian tuyệt vời mặc dù có gặp đôi chút khó chịu do xen lẫn những cơn co thắt bất thường ở phần bụng.

Việc mang thai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các mẹ, thậm chí có thể hình thành nên cảm giác “xa cách” kể cả với con mình sau khi sinh.

Hoạt động bài tiết vùng âm đạo sẽ tăng mạnh. Trừ khi có những dấu hiệu bất thường như gây ngứa, hay bốc mùi, đây vẫn là điều hoàn toàn bình thường, không quá đáng ngại miễn là các mẹ luôn sẵn sàng tã lót mọi lúc mọi nơi.

Sẽ có những cơn đau nhói vùng bàng quang, gây cho mẹ cảm giác như sắp “rụng trứng".

Hãy sẵn sàng với những con co thắt chợt đến rồi chợt đi, nhất là vào thời điểm khi cơ thể sẵn sàng cho việc trở dạ.

Một số mẹ sẽ tiêu biến màng nhầy ở khu vực tử cung trong thời gian này. Dù nó như một dấu hiệu cho biết sắp đến thời điểm lâm bồn, đừng vội kết luận mẹ sắp sinh khi chưa có những dấu hiệu khác xảy ra.

Các mẹ sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa những cơn co thắt chỉ mang tính ngắn hạn với dấu hiệu mang thai thật sự vào thời điểm cuối tháng.

Mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần trong tháng cuối mang thai. (Ảnh minh họa)

Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào ?

Cũng trong thời gian này, cơ thể của >mẹ bầu sẽ có những thay đổi đáng kể:

- Các mẹ sẽ phải chịu những cơn đau lưng không dứt do sức ép ngày càng tăng lên dây thần kinh hông.

- Xương chậu sẽ dãn nở đến mức khiến mẹ cảm thấy muốn vỡ toác ra.

- Việc không kiềm chế được sự căng thẳng sẽ còn tiếp diễn khiến các mẹ nhiều lúc sẽ gặp rối loạn về tinh thần.

- Việc gia tăng bài tiết vùng âm đạo lúc này đã trở nên bình thường.

- Mẹ sẽ bất chợt cảm thấy “bừng tỉnh” kể cả khi rất lờ đờ uể oải.

- Việc tìm một tư thế nằm thoải mái ngày càng trở nên khó khăn.

- Ngực của mẹ sẻ chảy xệ do nhu cầu tiếp tục sản xuất sữa non. Hãy dùng áo nâng ngực nếu cảm thấy không tự tin.

- Cảm giác ngột ngạt sẽ tiếp tục đeo bám các mẹ từ giờ cho đến lúc sinh.

- Các mẹ sẽ bất chợt sẽ cảm thấy “lông lá”, khi lông sẽ mọc nhiều hơn ở mặt và vùng kín.

- Hình dáng của nhãn cầu sẽ thay đổi do việc tăng lưu lượng chất lỏng trong cơ thể.

Đây là thời điểm cơ thể mẹ sẽ rất nhạy cảm với các dấu hiệu sinh đẻ. Hãy để ý kỹ những dấu hiệu đấy vì chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xác định thời điểm khi nào mẹ lâm bồn.

Bé sẽ thay đổi như thế nào ?

Dưới đây là những bước phát triển quan trọng của bé ở thời điểm sắp sinh:

- Cân nặng của bé sẽ dao động ở mức từ 2,5 đến 3,5 kilogram và chiều dài sẽ vào khoảng 53 cm.

- Chức năng của phổi đã phát triển đầy đủ, có thể hô hấp qua buồng ối.

- Não và các cơ quan chức năng phát triển đầy đủ.

- Chuyển động của bé chậm lại do không còn không gian thoải mái trong tử cung.

Các khuyến cáo cho mẹ trong tháng mang thai cuối

Dưới đây là những bí kíp hữu ích giúp mẹ xua tan cảm giác khó chịu trong tháng mang thai thứ 9:

Nên:

1. Ngâm mình trong bể bơi

Thả mình vào một bể bơi giữa ngày hè nóng nực luôn là một trải nghiệm sảng khoái vì cảm giác không trọng lực trong nước sẽ giúp mẹ thư giãn. Ngoài ra, bơi lội cũng là bài tập thể chất hoàn hảo để sẵn sàng cho việc sinh đẻ.

2. Tắm rửa bằng nước ấm

Tắm dưới vòi nước ấm cũng là một cách dưỡng sinh rất tốt. Nước ấm sẽ giúp một cơ thể đau nhức trở nên thoải mái nhưng mẹ lưu ý đừng nên để nước quá nóng vì có thể kích thích tử cong co bóp, dẫn đến sinh non.

3. Thực hiện các bài tập Kegel

Kể cả khi đã cận kề ngày đẻ, các mẹ vẫn nên duy trì các bài tập Kegel. Chúng sẽ giúp phần cơ xương chậu khỏe hơn và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi sinh con.

4. Dành nhiều thời gian cho gia đình

Hãy dành nhiều thời gian sum vầy và vui vẻ bên gia đình mình để giữ một điểm tựa tình cảm và tinh thần trước thời khắc "trọng đại" của mẹ.

5. Giữ tinh thần thoải mái, tích cực

Giữ cho tâm trí thoải mái là điều rất cần thiết với các mẹ (Ảnh minh họa)

Sự rối loạn hormone trong những tháng mang thai có thể khiến tâm trạng của các mẹ thay đổi thất thường. Vì thế, gIữ cho mình một suy nghĩ tích cực và vui vẻ là một điều rất quan trọng trước khi sinh. Các mẹ có thể lên dây cót tinh thần bằng cách:

- Nghĩ đến lần vượt cạn sắp tới suôn sẻ trơn tru.

- Nghĩ đến cảm giác hạnh phúc khi lần đầu tiên được nâng niu trên tay hình hài bé nhỏ xinh xắn  vẹn toàn -  thành quả 9 tháng mang nặng đẻ đau của mình.

6. Dành nhiều thời gian >giải trí

- Xem một bộ phim, hẹn hò với bạn bè, đọc một quyển sách – hoặc làm bất cứ thứ gì mẹ muốn ngay từ bây giờ bởi mẹ sẽ không còn nhiều thời gian cho bản thân sau khi sinh.

- Làm đẹp cho bản thân bằng những việc như cắt móng tay, hay >chăm sóc da mặt sẽ giúp mẹ cảm thấy vui vẻ và sảng khoái.

7. Chăm lo cho các bé lớn

Nếu mẹ đã có một con và đây là lần mang thai thứ 2, hãy chuẩn bị cho các bé lớn sẵn sàng bằng những cách sau:

- Nếu có thể, hãy để bé phụ giúp các việc liên quan đến sinh đẻ của mẹ để bé cảm thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó.

- Hãy nói trước cho bé thời điểm mẹ vào viện, đồng thời sắp xếp người trông trẻ trong thời điểm đó.

- Dành sự yêu thương cho bé lớn cũng là điều rất quan trọng, đảm bảo không có sự cách  bức về mặt tình cảm khi mẹ sinh bé thứ hai.

Các mẹ bầu cũng nên dành sự quan tâm cho các bé lớn (Ảnh minh họa)

8. Đặt tên cho bé

Dù là bé gái hay bé trai, chọn một cái tên phù hợp nhất để đặt cho bé là điều các mẹ thường xuyên phải lưu tâm:

- Việc đặt tên cho bé phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định cá nhân.

- Nếu mẹ được tự do trong việc đặt một cái tên đặc biệt cho bé, hãy đặt ngay cái tên đấy.

9. Sắp xếp đồ đạc cho bé

Việc thu xếp đồ đạc, kể cả những vật dụng nhỏ nhất, như chuẩn bị ghế lăn, đóng cũi, hay các tiện nghi khác cho bé cần phải được hoàn thành càng sớm càng tốt. Hãy đảm bảo sắp đầy đủ đồ cần thiết khi vào viện vì bạn có thể sinh bất cứ lúc nào trong tháng cuối thai kỳ. 

10. Lưu ý thời điểm lâm bồn và sinh con

Kể cả khi đã trang bị kiến thức từ trước, các mẹ vẫn nên đọc kỹ một lần nữa quá trình trở dạ và sinh con. Nếu đây là ca sinh đầu tiên, các mẹ nên nói chuyện với bố để có thể lường trước những gì xảy ra trong phòng đẻ, để tránh gây sốc cho cả hai khi mẹ lần đầu trở dạ.

11. Thoải mái trong các vấn đề giường chiếu

Có nên làm "chuyện ấy" khi mang thai hay không là vấn đề từ lâu đã gây nhiều tranh cãi. Nhiều mẹ thường lo sợ việc "yêu" khi thai kỳ bước sang tam cá nguyệt cuối. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng vấn đề giường chiếu không những không gây ảnh hưởng mà còn có ích cho việc sinh đẻ:

- "Yêu" khi mang thai hoàn toàn vô hại miễn là nó không gây áp lực lên tử cung. Hơn nữa, "chuyện ấy" đã được chứng mình giúp kích thích các cơn co thắt vào 2 tuần cuối trước khi sinh.

- Trường hợp các mẹ bị huyết áp cao, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay các triệu chứng y tế đặc biệt khác, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để chọn ra giải pháp phù hợp nhất.

Không nên

1. Làm những việc gây căng thẳng

Bên cạnh việc làm theo những khuyến cáo ở trên, hãy đảm bảo các mẹ giữ một thói quen sinh hoạt thư giãn.

- Đừng để những suy nghĩ như chuẩn bị sinh con như thế nào, tương lai sau khi sinh ra sao... ám ảnh tâm trí của mẹ. Không cần thiết phải tạo áp lực tâm lý từ những vấn đề như vậy.

- Đây là thời điểm để mẹ xả hơi, “bung lụa”, nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy thoải mái chờ đợi những điều sắp tới khi thời gian trôi đi.

2. Hoạt động thể chất quá nhiều

- Tuyệt đối không tham gia vào những hoạt động thể chất quá sức.

-  Hãy để người thân chăm lo vào công việc gia đình, không được thúc ép bản thân phải làm mọi thứ.

- Các mẹ cần phải có sự khuyến cáo từ chuyên gia trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào gây sức ép cho bản thân.

3. Phản ứng quá​ bất chợt

- Không được đứng hoặc ngồi bất thình lình vì chúng sẽ gây hạ đường huyết cho mẹ.

- Với các mẹ bầu, các phản ứng nhanh còn có thể gây chuột rút.

-  Cố gắng chậm và chắc khi làm những công việc thường ngày.

Hy vọng các mẹ có thể làm theo những lời khuyên như trên để tháng mang thai cuối của mình diễn ra an toàn. Sau tất cả, hãy để cho cơ thể được sẵn sàng và tâm trí được thoải mái, quá trình vượt cạn của các mẹ sẽ diễn ra suôn sẻ.

Theo Việt Anh/Eva/Khám Phá