Sức khỏe của mẹ khi mang thai luôn là điều quan trọng và niềm quan tâm của nhiều gia đình. Cùng tham khảo những bệnh lý thường gặp phụ nữ khi mang thai cần biết để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho hai mẹ con nhé.
Khi mang bầu, sinh lý cũng như >sức khỏe của người phụ nữ bị thay đổi rất lớn. Đây cũng là giai đoạn mà hệ thống miễn dịch của bà bầu bị yếu đi. Và nguy cơ phụ nữ mang thai mắc bệnh là rất lớn. Đặc biệt điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do vậy cần phải hiểu biết đầy đủ về các bệnh thường gặp khi mang thai. Dưới đây là những bệnh lý thường gặp phụ nữ khi mang thai cần biết.
Thiếu máu
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt để phòng ngừa thiếu máu. Ảnh: Internet
Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Do lượng >dinh dưỡng cung cấp không đủ, hoặc tiền sử bệnh lý về máu nên phụ nữ khi mang thai có thể bị thiếu máu. Một trong những nguyên nhân khác gây thiếu máu là do thiếu sắt. Do vậy, để phòng ngừa thiếu máu trong thời kì này, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường dinh dưỡng từ bữa ăn, sữa và các loại thực phẩm bổ sung.
Cúm virus Rubella
Do sức đề kháng của thai phụ bị suy giảm nên có khả năng bị nhiễm virus cúm, đặc biệt là Rubella. Đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Để phòng ngừa, tốt nhất là thai phụ cần tiêm phòng trước khi mang thai. Hiện có mũi 3 trong 1: Sởi – quai bị - Rubella rất tốt cho phụ nữ. Nếu chưa tiêm, thai phụ có thể tăng cường sức đề kháng bằng bách uống vitamin C, ăn nhiều tỏi, rau xanh và uống nhiều nước. Đặc biệt, không được dùng thuốc bừa bãi trong giai đoạn này
Táo bón
Hơn một nửa thai phụ có vấn đề về đường tiêu hóa, chủ yếu là táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do khi mang thai, chị em ít vận động, công thêm sự thay đổi nội tiết tố và thai phát triển gây chèn ép đại tràng. Thêm nữa, các thức ăn bổ dưỡng và chứa nhiều sắt sẽ gây nóng cơ thể và gây ra táo bón. Để chữa trị và phòng ngừa, cách tốt nhất là các bà bầu nên vận động nhẹ nhàng, ăn thêm nhiều chất xơ và uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả bổ sung,….
Tiểu đường thai kì
Tiểu đường thai kỳ hầu như sẽ tự khỏi sau sinh. Ảnh: Internet
Đây không phải là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng lại có tác động khá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp với cơ thể. Trong trường hợp bị bệnh, cần bình tĩnh tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Một điểm mừng là hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kì sẽ khỏi sau khi sinh.
Trầm cảm
Trầm cảm ở phụ nữ khi mang thai là hiếm gặp, chủ yếu ở những thai phụ có thai không mong muốn. Triệu chứng điển hình là buồn chán, mất ngủ, mất tập trung. Bệnh sẽ tác động rất lớn đến người mẹ cả trước và sau sinh. Bệnh có thể khiến cho thai nhi suy dinh dưỡng, sinh non, chậm phát triển. Đây là bệnh tâm lý nên cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.
Viêm âm đạo do nấm
Đây là bệnh phụ khoa khá thường gặp ở phụ nữ, không chỉ là ở phụ nữ đang mang thai. Nếu thấy âm đạo ra nhiều huyết trắng, váng đục, cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc đau rát, thai phụ cần đến bác sĩ phụ khoa để được khám và điều trị kịp thời. Tình trạng viêm nhiễm này có thể khiến sinh non hoặc tệ hơn là sảy thai.
Bệnh do virus HPV
Nên tiêm phòng ngừa virus HPV trước khi mang thai 6 tháng để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé. Ảnh: Internet
Đây là bệnh do virus HPV gây ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vết phỏng loét hoặc mụn rộp xuất hiện ở vùng mặt, miệng hoặc chân tay. Bệnh không gây tác động quá lớn đến sức khỏe người mẹ, nhưng đặc biệt nguy hiểm với thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, người mẹ mắc bệnh này rất dễ bị sảy thai. Trong nhiều trường hợp, thai có thể chết non, chết não, thần kinh tổn thương, mắt và da của thai nhi bị ảnh hưởng. Cách tốt nhất là tiêm phòng ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.
Đi tiểu nhiều lần
Hiện tượng đi tiểu nhiều lần (thường vào ban đêm), là hiện tượng sinh lý bình thường của các chị em trong 3 tháng đầu thai kì. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai bắt đầu phát triển và đè vào phía sau bàng quang gây kích thích tiểu. Bệnh lý này bình thường, nhưng có thể gây mất ngủ cho các bà bầu. Để phòng ngừa, tốt nhất là các bà bầu nên uống ít nước vào ban đêm để hạn chế đi tiểu.
Phù nề và tiền sản giật
Đây là bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cao huyết áp, phù chân tay, mặt, nước tiểu có nồng độ acid uric cao. Khi bị tiền sản giật, người mẹ có thể bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu gây băng huyết rât nguy hiểm. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, thậm chí là tử vong. Cách phòng ngừa chủ yếu là ăn uống hợp lý, tập luyện nhẹ nhàng. Khi gặp tình trạng phù nề cần cẩn thận quan sát và xử lý kịp thời.
Đó là những bệnh lý thường gặp phụ nữ mang thai cần biết. Những bệnh này có những bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, việc nắm bắt các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa, điều trị là rất cần thiết để có một thai kì khỏe mạnh. Chúc các bà mẹ có một thai kì khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.