Thai ngoài tử cung là một triệu chứng nguy hiểm khi mang thai, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân để có thể phòng tránh. Bài viết dưới đây sẽ cho các mẹ nắm được các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phổ biến để biết cách phòng tránh.

13:30 01/04/2018

Thai ngoài tử cung là gì?

Từ lúc thụ tinh cho đến khi sinh đẻ, việc mang thai đòi hỏi rất nhiều bước thay đổi trong cơ thể mẹ. Một trong số đó là quá trình trứng được thụ tinh di chuyển đến tử cung và làm tổ trên thành tử cung. Tuy nhiên trong trường hợp bị mang >thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ không được dính vào tử cung, mà thay vào đó sẽ bị mắc lại ở ống dẫn trứng, khoang bụng, hoặc cổ tử cung.

Dù chỉ cần xét nghiệm thai kỳ là có thể biết các mẹ có thai hay không, một tế bào trứng đã thụ tinh sẽ không thể sinh trưởng ở nơi nào khác ngoài tử cung. Theo Viện hàm lâm các bác sĩ gia đình của Hoa Kỳ (AAFP), cứ 50 >mẹ bầu thì sẽ có 1 mẹ bị >mang thai ngoài tử cung.

Trường hợp mẹ bị mang thai ngoài tử cung nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chỉ khi phát hiện và điều trị kịp thời mới giúp làm giảm nguy cơ gây biến chứng từ mang thai ngoài tử cung và giúp mẹ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng khác sau này.

Nguyên nhân thai ngoài tử cung

Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong một vài trường hợp, những dấu hiệu sau cũng có có mối liên hệ đến triệu chứng này:

- Ống dẫn trứng bị viêm và để lại sẹo do di chứng từ bệnh truyền nhiễm hay những lần phẫu thuật trước đó.

- Các yếu tố nội tiết, di truyền không bình thường.

- Dị tật bẩm sinh.

- Những triệu chứng gây ảnh hưởng đến hình dáng và điều kiện của ống dẫn trứng và các cơ quan sinh sản.

Những mẹ được thắt ống dẫn trứng hoặc hỗ trợ sinh sản vẫn có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. (Ảnh minh họa)

Những ai có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung?

Tất cả những người phụ nữ chưa đến thời kỳ mãn kinh đều có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Nguy cơ này còn có thể tăng lên nếu có thêm những dấu hiệu dưới đây:

- Mẹ bầu ngoài 35 tuổi.

- Có tiền sử phẫu thuật khung xương chậu, phẫu thuật vùng bụng, hoặc đã từng phá thai nhiều lần trước đó.

- Có tiền sử bệnh viêm khung xương chậu (PID).

- Vẫn gặp biến chứng dù đã thắt ống dẫn trứng hoặc gắn thiết bị hỗ trợ tử cung (IUD).

- Gặp biến chứng sau khi dùng thuốc hoặc liệu pháp trợ sinh.

- Sử dụng thuốc lá.

- Có tiền sử mang thai ngoài tử cung.

- Có tiền sử mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) như bệnh lậu hoặc chlamydia.

- Cấu tạo ống dẫn trứng bất thường, gây khó khăn cho việc di chuyển của trứng.

Nếu các mẹ gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia hỗ trợ sinh sản để giảm nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.

Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung

Dự đoán và phòng tránh, dù trong bất kỳ trường hợp nào, cũng đều bất khả thi. Các mẹ chỉ có thể ngăn ngừa nguy cơ  bị mang thai ngoài tử cung thông qua những biện pháp giữ gìn >sức khỏe sinh sản, như sử dụng bao cao su cho chồng khi có nhu cầu sinh lý, đồng thời hạn chế những thời điểm “giường chiếu”. Điều này cũng đồng thời giảm nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục là nguyên nhân gây các bệnh viêm nhiễm vùng xương chậu.

Duy trì việc đi khám thường xuyên, bao gồm việc xét nghiệm phụ khoa và kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tình dục. Làm theo từng bước trên đồng thời thực hiện những thói quen cải thiện sức khỏe, như cai thuốc lá và chế độ ăn nghỉ điều độ, sẽ giúp các mẹ giảm thiểu đến mức tối đa nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.

 

Theo Việt Anh/Eva/Khám Phá