Trái cây là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên có những loại trái cây bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn.
Thời kỳ mang thai, chị em bầu bí cần bổ sung chế độ >dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, khỏe mạnh của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại trái cây >mẹ bầu cần hạn chế ăn hoặc không nên ăn trong thời gian mang thai.
Táo mèo gây co bóp tử cung
Táo mèo thường có ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc tính chua chua, ngọt ngọt của quả táo mèo được nhiều chị em >phụ nữ yêu thích nhưng loại quả này không thích hợp với bà bầu do có chất gây co bóp tử cung dẫn tới sinh non hoặc sẩy thai.
Nho
Mặc dù các bác sĩ chưa có quan điểm nhất quán về việc không nên ăn nho trong thai kỳ, nhiều người tin rằng hợp chất resveratrol trong nho có thể gây độc cho bà bầu. Ngoài ra, khi mang thai, bạn có thể khó tiêu hóa vỏ nho đen vì hệ tiêu hóa bị suy yếu. Bên cạnh đó, do tính axit cao của nho, nó gây ốm nghén, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Quả me
Chứa một lượng vitamin C vượt quá mức bình thường có thể kích thích sản xuất progesterone trong cơ thể, me có mặt trong danh sách loại trái cây cần tránh khi mang bầu. Khi mức progesterone tăng cao, nó dẫn đến sảy thai, sinh non và tổn thương tế bào ở thai nhi. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn không tiêu thụ quá nhiều me, hoặc không nên ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Quả ổi gây táo bón
Ổi không hề lành tính với mẹ bầu như nhiều người vẫn tưởng. Thực tế ổi là loại trái cây có công dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, >làm đẹp da nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn ổi vì nó có tính nóng. Khi ăn cần gọt vỏ nếu không dễ bị táo bón.Đu đủ xanh
Mặc dù đu đủ chín rất giàu chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho bà bầu, đu đủ xanh, hoặc gần chín, lại chứa nhiều nhựa, dễ gây co bóp tử cung, chảy máu và sảy thai. Nó cũng làm suy yếu sự phát triển của thai nhi, do đó, tốt hơn là bạn nên tránh ăn đu đủ trong suốt thời gian mang thai.
Đào
Đào là loại trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất như sắt, protein, kẽm và pectin. Tuy nhiên, tính nóng của loại quả này có thể làm tăng thân nhiệt, dẫn đến chảy máu bất thường hoặc sảy thai ở bà bầu. Lông ở vỏ đào rất dễ gây dị ứng, kích ứng cổ họng sau khi ăn.
Nhãn
Nhãn: Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và hay bị táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ càng làm tăng thân nhiệt, gây đau bụng, chảy máu, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối không được ăn nhãn, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Mãng cầu gây nóng trong
Một ly sinh tố mãng cầu là lựa chọn yêu thích của nhiều chị em vì hương vị thơm ngon, chua ngọt của loại trái cây này. Nhưng mãng cầu lại rất nóng dễ khiến bà bầu bị nóng trong vì vậy người ta cũng khuyến cáo chị em bầu bí nên hạn chế ăn mãng cầu, tốt nhất là dưới 3 quả/tuần.
Mướp đắng
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.