Mít là loại quả nhiều giá trị dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào tuy nhiên mẹ bầu có nên ăn mít không là câu hỏi nhiều người thắc mắc.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng.
Nhiều mẹ quan niệm rằng mít rất nóng, bà bầu không nên ăn mít đặc biệt trong 3 tháng đầu, vậy bà bầu ăn mít có tốt không?
Mít thực ra rất tốt và an toàn để các >mẹ bầu ăn khi đang mang thai, miễn là các mẹ ăn ở mức vừa phải. Về mặt >dinh dưỡng, mít nổi bật lên là rất giàu vitamin B6 và các chất dinh dưỡng khác như kali, rất giàu chất chống oxy hóa tốt cho mẹ bầu khi mang thai. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mít vì nó gây nóng trong. Dù mới mang thai các chị em vẫn ăn mít được, nhưng vẫn nhớ là nên ăn ở mức vừa phải.
Ăn mít giúp bảo vệ mắt và da
Với hàm lượng vitamin A dồi dào, bà bầu ăn mít không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Ăn mít khi đang mang thai giúp cải thiện khả năng miễn dịch
Mít là một nguồn giàu vitamin A, B, và C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, ăn mít ở lượng vừa phải sẽ tăng đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thông thường ở cả mẹ và bé.
Bà bầu ăn mít giúp cải thiện tiêu hóa
Táo bón là hiện tượng phổ biến các mẹ thường gặp trong thai kỳ. Khi ăn mít, vốn giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.
Khi mang thai bà bầu ăn mít giúp kiểm soát huyết áp
Mít rất giàu kali nên nó sẽ giúp hạ huyết áp, do đó, làm giảm nguy cơ bệnh tim và các bệnh liên quan huyết áp khác như huyết áp cao thai kỳ mà các mẹ mang thai hay gặp phải.
Ăn mít khi đang mang thai có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu
Hàm lượng folate và sắt cao trong mít giúp bình thường hóa mức hemoglobin và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu vốn thường gặp ở bà bầu.
Bà bầu ăn mít giảm nguy cơ loãng xương
Hàm lượng magie trong mít sẽ giúp chắc xương ở cả mẹ và thai nhi. Nó cải thiện độ chắc, cứng của xương và làm giảm nguy cơ loãng xương cực kỳ hiệu quả.
Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Sự gia tăng của hoóc-môn hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.
Ăn mít bổ sung năng lượng kịp thời cho mẹ bầu
Mít giàu đường tự nhiên (fructose và sucrose) giúp các mẹ tăng cường, bổ sung năng lượng nhanh chóng và kịp thời, giúp các mẹ bầu không bị cảm giác đói khi mang thai làm phiền.
Bà bầu ăn mít giúp hỗ trợ phát triển thai nhi
Vitamin A cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị lực và tế bào thai nhi, giúp các bé phát triển tốt trong thai kỳ.
Ăn mít như thế nào cho đúng
Mít đem lại nhiều công dụng >sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), mỗi lần ăn chỉ ăn 80-100g trái cây ngọt này. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn mít sau 1-2 tiếng, không ăn khi bụng đói, không ăn vào chiều tối hoặc tối.
Khi ăn cần nhai thật kỹ mít, nhất là mít dai thường cứng, khó tiêu hóa, gây hại dạ dày. Đối với những người bị nóng trong, có cơ địa hay nổi mụn, khi ăn mít cần chú ý bổ sung uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh. Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, suy thận mạn, suy nhược hay sức khỏe yếu thì không nên ăn.
Nếu muốn ăn mít thì tốt nhất chỉ nên ăn một vài múi để thưởng thức vì lượng đường trong mít hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ gây hại thêm cho gan, thận…
Một số tác dụng chữa bệnh của mít
– Mụn nhọt sưng đau: Sử dụng 40g lá mít tươi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
– Sản phụ sau sinh ít sữa: Dùng lá mít tươi đem nấu nước uống sẽ giúp tiết sữa. Hoặc sử dụng mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào thịt lợn nạc, nêm gia vị và dùng ăn với cơm sẽ có công dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Thực hiện mỗi liệu trình từ 3-5 ngày.
– Trẻ bị tưa lưỡi: Lấy 30g lá mít vàng đem rửa sạch, phơi thật khô rồi đốt thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi mỗi ngày 2 lần sáng và tối trước khi ngủ sẽ giúp chữa tưa lưỡi hiệu quả.
– Giải rượu: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
– Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
– Ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do dung thức ăn sống lạnh: Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh.