Bất chấp lời khuyên của bác sĩ, bà mẹ 22 tuổi vẫn cho con bú khi đang bị viêm vú nặng. Liệu quyết định này có đúng đắn?

05:30 05/12/2018

Dù bị viêm vú vẫn cho con bú, bất chấp việc bác sĩ khuyên nên ngừng lạiDù bị viêm vú vẫn cho con bú, bất chấp việc bác sĩ khuyên nên ngừng lại

Trong số nhiều vấn đề các mẹ cho con bú có thể phải đối mặt như căng sữa, đau núm vú thì viêm vú có lẽ là tồi tệ nhất. Đó là một tình trạng mô và tuyến sữa bị viêm nghiêm trọng, gây ra nhiều đau đớn. 

Summer Dawn Pointer – bà mẹ trẻ 22 tuổi người Mỹ, mẹ bé Knox sinh vào tháng 5/2017, bị viêm vú nhưng vẫn cho con bú mặc cho những áp lực từ phía bác sĩ khuyên nên dừng việc này lại.

5 tuần sau khi sinh Knox, Summer nhận ra ngực phải của mình có một vết sưng đỏ. Sau khi tham khảo ý kiến các bác sĩ, cô được chẩn đoán bị viêm vú. Một bác sĩ khuyên cô không nên cho con tiếp tục bú. Tuy nhiên, Summer vẫn kiên trì làm điều này và dự định "cho Knox bú đến ít nhất 2 tuổi". Cô cho biết sẽ chỉ dừng việc này khi "bé đã sẵn sàng cai sữa".

 

5 tuần sau khi sinh Knox, Summer nhận ra ngực phải của mình có một vết sưng đỏ.

Ban đầu, các bác sĩ đã kê thuốc kháng sinh cho Summer. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng nên người mẹ trẻ được giới thiệu đến một bác sĩ phẫu thuật vú – người sẽ giúp cô loại bỏ vết nhọt đau đớn trên ngực. Và bác sĩ phẫu thuật tiếp tục khuyên Summer nên ngừng cho con bú nhưng cô đã khóc và nói "Chúng ta nên thử làm điều gì khác thay vì cách này". Thấy vậy, bác sĩ phẫu thuật vú đã kê cho cô 1 loại thuốc kháng sinh mạnh. Việc điều trị đã ảnh hưởng đến lượng sữa và cô lại được khuyên không nên cho con bú nữa vì nó có thể làm việc nhiễm trùng thêm trầm trọng.

Dù cho những hiểm họa về >sức khỏe có thể xảy ra nhưng Summer cho biết cô vẫn cho Knox bú 8 đến 10 lần mỗi ngày.

Bà mẹ trẻ cũng cho biết nhiều người đã ném những ánh nhìn kỳ cục về phía cô khi đưa ra quyết định như vậy. Các bài đăng về việc cho con bú sữa mẹ trên Instagram của Summer đã thu hút được nhiều lời nhận xét tích cực từ những người theo dõi, bên cạnh đó cũng có một vài lời tấn công trước lựa chọn của cô.

Đáp trả lại, Summer cho biết: "Sữa mẹ tốt hơn sữa bò và nếu các bà mẹ khác không giúp con tôi cai sữa thì đấy không phải là việc của họ". Người mẹ trẻ cũng muốn thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tới nhiều bà mẹ khác, đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu.

 

Summer dự định cho con bú đến ít nhất 2 tuổi.

 

Chuyên gia sữa mẹ nói gì?

Elizabeth Sjoblom – một chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ đã nhận chứng chỉ quốc tế ở Chicago cho biết: "Thuốc kháng sinh giúp làm giảm nhiễm trùng, nhưng không xác định được tại sao nhiễm trùng lại xảy ra. Vì vậy, trong trường hợp như Summer gặp phải, các mẹ nên tìm đến một chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ để xác định nguyên nhân, từ đó có thể rút ngắn thời gian bị nhiễm trùng vú, nguy cơ tái phát và giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn như áp xe vú".

Chuyên gia Sjoblom cũng khuyên rằng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ mà bị tắc sữa hoặc viêm vú, các mẹ cần phải tiếp tục cho con bú hoặc vắt bớt sữa ra, tốt nhất là mát-xa. "Sự kích thích tích cực đối với vú sẽ giúp duy trì việc cung cấp sữa nuôi con, ngăn ngừa nhiễm trùng thêm và giảm bớt áp lực cho người mẹ", cô nói.

 

Bà mẹ 22 tuổi muốn truyền cảm hứng nuôi con bằng sữa mẹ tới các mẹ khác.

 

Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh viêm vú

Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng mô vú của người mẹ cho con bú. Nó thường gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua các vết nứt hay xước trên núm vú. Nó cũng có thể xảy ra trong trường hợp nếu ống sữa bị tắc và không được chữa trị đúng cách.

Thông thường bệnh viêm vú chỉ ảnh hưởng đến núi đôi 1 lần nhưng nếu các mẹ đã mắc nó trước đó thì sẽ có khả năng mắc lại lần nữa. Vấn đề này phổ biến nhất trong 2 – 3 tuần đầu sau sinh, nhưng có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm vú:

- Vú cứng, sưng.- Ngực ấm, bị đỏ và mềm.- Có vết đỏ trên vú.- Sốt và ớn lạnh (từ 38,5 độ trở lên).- Mệt mỏi và cảm cúm.- Đau đầu.- Sữa mẹ kết cấu như thạch hay kéo dài thành sợi.- Sữa có thể chứa mủ nhầy hoặc máu.- Nếm sữa thấy mặn.- Buồn nôn hoặc nôn mửa.- Mủ chảy ra khỏi núm vú.- Đau khi cho con bú.

 

Mát-xa vùng ngực giúp làm giảm sưng đồng thời cũng giúp sữa tiết ra (Ảnh minh họa).

Viêm vú là bệnh nhiễm trùng có thể chữa được và sẽ không ảnh hưởng đến sữa mẹ hay các mô ngực. Có thể điều trị bằng cách:

- Sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy nhớ không bao giờ tự chữa bệnh, thuốc kháng sinh nên được bác sĩ kê toa.- Thuốc giảm đau, như ibuprofen hoặc panadol, có thể làm giảm các >triệu chứng viêm vú như sốt, sưng và đau.- Phẫu thuật: Nếu vú vẫn tiếp tục sưng lên, bác sĩ có thể làm một vết rạch nhỏ trên ngực để làm khô mủ. Cách điều trị này rất hiệu quả và làm dịu cơn đau gần như ngay lập tức.

Ngoài ra, khi bị viêm vú, các mẹ cần:

- Nghỉ ngơi trên giường, đặc biệt là khi đang bị sốt và mệt mỏi.- Mát-xa vùng ngực giúp làm giảm sưng đồng thời cũng giúp sữa tiết ra.- Uống nhiều chất lỏng hơn và duy trì chế độ >dinh dưỡng đầy đủ.- Không làm việc nhà nặng nhọc và nhờ người giúp đỡ.

Theo Nhi Trần/ Helino