Chỉ vì nghe theo lời khuyên "ăn cho hai người", mẹ bầu này đã suýt chút nữa làm hại tính mạng cả mình lẫn em bé trong bụng khi mang thai lần đầu.
Trong lần mang thai lần đầu của mình, Sarah Scott, một giáo viên tiểu học đã thường nhận được những lời khuyên kiểu như "Hãy ăn bất cứ thứ gì bạn muốn" hay "Mang bầu phải ăn cho 2 người"... Cho đến bây giờ, khi chia sẻ câu chuyện này với mọi người, cô vẫn còn nhớ cảm giác nôn nao trong bụng mỗi khi bị ốm nghén. Mọi người vẫn thường nói với cô rằng, dấu hiệu ốm nghén chứng tỏ em bé đang phát triển tốt, và cô chỉ cần uống trà gừng và ăn một chút muối để giảm cảm giác khó chịu.
Vì thế, khi cơn ốm nghén qua đi, Sarah bắt đầu ăn một lượng lớn thức ăn theo chế độ "ăn cho hai người" với suy nghĩ rằng bất kì món ăn gì cô thèm đều là thứ mà em bé trong bụng cô đang muốn ăn. Do đó, cô đã ăn rất nhiều món mặn vì cảm giác thèm ăn, mặc dù đầu gối và bắp chân cô đang bị sưng tấy do thời tiết.
Khi thai được 29 tuần tuổi, Sarah trở nên đặc biệt lười biếng. Cô mất đến 45 phút để đi bộ sang đường khi tham gia bữa tiệc nhà hàng xóm. Thời tiết chuyển sang mùa hè oi bức càng khiến cô mệt mỏi. Cô đã tăng gần 6kg trong một tuần, da cô chuyển sang màu cam, cô cảm thấy chóng mặt thường xuyên hơn, và cảm giác buồn nôn ngày càng khủng khiếp.
Tuy nhiên, Sarah vẫn chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của tình trạng hiện tại mình đang trải qua. Khi gọi điện cho hộ sinh của mình, cô nhận được lời khuyên đơn giản là nằm nghỉ ngơi và uống một chút nước, tất cả dấu hiệu đều rất bình thường.
Phải cho đến ngày tiếp theo, khi Sarah tỉnh giấc và phát hiện mình đang nằm giữa phòng khách, nhìn chằm chằm vào quạt trần đang chạy, cơn chóng mặt khủng khiếp ập đến khiến đầu cô xoay mòng mòng, và nôn ra khắp người mình, cảm thấy cơn đau nửa đầu nghiêm trọng, cô mới nhận thức được sự việc mình đang trải qua không hề bình thường một chút nào.
Khi được chuyển đến bệnh viện và sử dụng thuốc để kiềm soát những cơn chóng mặt của mình, Sarah được chẩn đoán là bị tiền sản giật nghiêm trọng, và đã bị chuyển biến thành Hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu ở thai phụ. Hội chứng này xảy ra khi cơ thể chúng ta có nồng độ gan tăng cao nhưng lượng tiểu cầu thấp. Con trai của cô đã không hề lớn lên trong cơ thể nhiễm độc hiện tại của Sarah, và cô cần phải sinh bé ra ngay lập tức để cứu lấy mạng sống của em bé và của chính mình.
Trường hợp của Sarah khi đó nghiêm trọng đến mức các bác sĩ và y tá không dám chắc có thể giữ được mạng sống của cô hay không, và chồng cô còn nhìn thấy rất nhiều bịch máu được đội ngũ y bác sĩ chuẩn bị để truyền cho tôi trong quá trình sinh em bé.
Vì đã nghe theo những lời khuyên sai lầm một cách mù quáng, con trai đầu lòng của Sarah đã phải sinh non. Sau khi sinh con, cô không thể được ôm con mình vào lòng vì phải tập trung chữa bệnh.
Sau đó, các bác sĩ đã khuyên Sarah không nên mang thai lần hai do nguy cơ bị tiền sản giật trở lại rất cao. Thế nhưng, cô đã cố gắng để mang thai lần hai và sửa chữa sai lầm của mình.
Lần này, cô đã kiểm soát kĩ lưỡng chế độ ăn uống của mình, chỉ ăn những đồ ăn lành mạnh với lượng nhỏ chia làm nhiều lần trong một ngày. Khi bị ốm nghén, cô sẽ nhấm nháp một chút bánh quy gừng. Đồng thời, cô cũng kiên trì thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia >dinh dưỡng trong thai kì, cố gắng đi bộ ít nhất một lần mỗi ngày. Những nỗ lực đó đã giúp cô có được thai kì thứ hai khỏe mạnh, và giờ đây, cô và chồng mình vừa chào đón em bé thứ hai khỏe mạnh với ca sinh nở hết sức dễ dàng.
Câu chuyện của Sarah khiến các >mẹ bầu quan tâm hơn đến căn bệnh tiền sản giật. Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân của căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ, thế nhưng, béo phì đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này, cùng với tiền sử mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận hay ghép tạng. Tình trạng này thường dễ xảy ra với các trường hợp mang thai lần đầu.
Hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu ở thai phụ cũng là một biến chứng mang thai nguy hiểm, bao gồm các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa sau khi ăn, đau bụng, đau ngực, chảy máu, hay thay đổi thị lực. Nếu như bạn đang có những dấu hiệu này, bạn cần tiến hành kiểm tra y tế ngay lập tức.