Nhiều bà bầu có xu hướng đi khám thai liên tục vì luôn trong tình trạng cảm thấy lo lắng.
Lợi ích của việc siêu âm
– Siêu âm thai không cần dùng kim tiêm,thuốc uống,không làm đau đớn bà bầu.
– Siêu âm sư dụng dễ dàng
– Siêu âm sử dụng các bước sóng nhỏ,không dùng tia phóng xạ ion hóa.
– Siêu âm không ảnh hưởng đến >sức khỏe và có thể thực hiện nhiều lần,nếu thấy cần thiết
– Siêu âm cho các bậc cha mẹ nhìn thấy con mình sớm hơn ngay từ khi trong bụng mẹ.
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến em bé không?
Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.
Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.
Hiện nay >siêu âm thai là một hình thức thăm khám khá phổ biến ở hầu hết các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ chỉ cần khám thai định kỳ theo các mốc thời gian cần thiết chứ không nên lạm dụng việc đi siêu âm thai.
Trong cả chu kỳ, nhiều người mẹ trung bình siêu âm từ 9 - 10 lần nhưng có người mới mang thai ở tuần thứ 20 mà số lần thực hiện siêu âm đã lên tới 14 - 15 lần. Điều này diễn ra phổ biến ở Việt Nam ngay cả khi sức khoẻ của mẹ và bé hoàn toàn bình thường.
Các mốc siêu âm cần thiết >mẹ bầu cần nắm được.
Tuần thứ 5 - 6: Lần gặp gỡ đầu tiên
Tuần thứ 8: Nghe từng nhịp đập tim con
Tuần thứ 11 - 13: Kiểm tra dị tật thai nhi
Tuần thứ 16 - 20: Thăm con yêu định kỳ
Tuần thứ 24 - 28: Theo sát sự phát triển của con
Tuần thứ 32 - 36: Kiểm tra ngôi thai
Tuần thứ 36 - 40: Chuẩn bị vượt cạn
Chúc các mẹ bầu có 1 thai kì khỏe mạnh!