Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tam cá nguyệt rất quan trọng. Lần đầu mang thai thì mẹ bầu còn nhiều bỡ ngỡ về kiến thức dinh dưỡng. Vì thế, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thông tin về mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu cho các chị em phụ nữ.
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Theo các chuyên gia >dinh dưỡng thì thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, >mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn vì đây là giai đoạn thai nhi còn non yếu và chưa bám chặt vào thành tử cung. Đồng thời bé cần đảm bảo đủ dưỡng chất để hình thành từng tế bào đầu tiên tạo ra một sinh linh.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên ăn gì? Trong giai đoạn này thì bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày tương ứng với số ký tăng của mẹ là 1 – 2,5kg. Bên cạnh đó, thai nhi đòi hỏi đầy đủ tất cả dưỡng chất cho sự phát triển như axit folic, sắt, canxi, protein, DHA…Cụ thể là:
Hầu hết các mẹ bầu đều bị thiếu máu do thai nhi hút hết lượng sắt của người mẹ, do đó khi mang thai mẹ cần tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa sắt để cung cấp đủ cho nhu cầu của cả mẹ và bé vì sắt đóng vai trò quan trọng trong tăng cường lượng hồng cầu.
Khi hệ xương và cơ được hình thành, bé sẽ hút rất nhiều dưỡng chất này từ người mẹ. Chính vì thế ở một số trường hợp, mẹ bầu bị tăng nguy cơ loãng xương sau khi sinh do không bổ sung đủ lượng canxi cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai.
Axit folic là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não và cột sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ cần được cung cấp khoảng 400mg lượng axit folic mỗi ngày.
Thông thường, một thai nhi khỏe mạnh cần 70g protein cho cơ thể mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển.
DHA là chất không thể thiếu trong suốt thời kỳ mang thai vì chúng giúp tăng cường hoạt động của trí não và mắt, chiếm 20% trọng lượng não bộ và 60% võng mạc và lượng DHA cần thiết cho thai nhi là 200mg DHA/ngày.
Các dưỡng chất trên như DHA, canxi, protein có trong các loại thực phẩm nào? Sau đây là một vài nhóm thực phẩm các chuyên gia khuyến cáo các mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể trong 3 tháng đầu. Bao gồm:
Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm rất nhiều chất sắt, nằm trong nhóm thịt đỏ khuyên dùng. Thịt đỏ không những hỗ trợ thiếu máu mà còn giàu protein, vitamin B12, B6, kẽm giúp ổn định lượng đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn các thức ăn tái sống vì rất dễ nhiễm khuẩn và các thị bò sấy khô cay nóng.
Thịt gia cầm được biết đến là loại thực phẩm có hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acid nicotinic khác, chúng có trong thịt gà, vịt. Các món ăn được chế biến từ gà cũng rất đa dạng và bổ dưỡng như canh gà hầm sen, cháo vịt đậu xanh, gà tần thuốc bắc…
Nhóm rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều axit folic, chủ yếu có trong rau bina, rau cải xoăn, rau diếp cá, súp lơ xanh…chúng rất quan trọng trọng sự hình thành và phát triển ống thần kinh của bé. Thiếu chất này thì bé sẽ tăng nguy cơ khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh.
Trứng chứa rất nhiều Omega-3, canxi và vitamin D và khoáng chất cho thai nhi phát triển trí não, xương và thị giác. Do đó dân gian thường khuyên dùng trứng ngỗng rất tốt cho bà bầu.Tuy nhiên chưa có khoa học nào chứng minh trứng ngỗng là tốt, do đó các mẹ bầu cần cân nhắc lượng trứng đưa vào cơ thể để giảm lượng cholesterol trong máu.
Cá hồi thuộc nhóm thực phẩm nhiều axit béo và dồi dào DHA và các vitamin khác như Vitamin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6; các vi chất như phốt pho, kẽm, đồng, canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin, chúng rất tốt cho trí não của bé, cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu.
Theo khuyến cáo thì mẹ bầu chỉ cần nạp khoảng 350 gram cá hồi mỗi tuần là hợp lý vì trong cá hồi cũng có thủy ngân gây hại cho bé, dù là lượng ít nhưng tích tụ nhiều sẽ không an toàn.
Các mẹ có thể tham khảo vài thực đơn cho 3 bầu trong 3 tháng đầu để bữa ăn đủ dưỡng chất mà không nhàm chán nhé!
Thực đơn 1
- Bữa sáng: 1-2 cái bánh giò + 1 cốc sữa
- Bữa phụ 1: bánh bèo nậm lọc
- Bữa trưa: 2 chén cơm + 1 món mặn (chả mực rim, thịt kho trứng, cá kho) + 1 món xào (mướp xào, rau muống xào) + 1 bát canh (cua rau đay, cải nấu cá)
- Bữa phụ 2: vài miếng há cảo hấp + vài lát cam
- Bữa tối: 2 chén cơm + 1 món mặn (thịt bò xào cần tây hoặc hành tây, thịt heo chiên xù) + 1 món xào (giá xào lòng gà, rau bí xào tỏi) + 1 món canh (rau củ nấu chay, đậu hũ nấu hẹ)
- Bữa phụ 3: 1 quả trứng luộc + 1 quả chuối
Thực đơn 2
- Bữa sáng: xôi + 1 cốc sữa
- Bữa phụ 1: miếng xào Singapore + vài lát hoa quả
- Bữa trưa: 2 chén cơm + 1 món mặn (mực nhồi thịt kho tộ) + 1 món xào + 1 món canh (rau ngót, cải bẹ xanh)
- Bữa phụ 2: 1 cốc sữa + hoành thánh
- Bữa tối: 2 chén cơm + 1 món mặn (chả trứng, đậu trắng hầm) + 1 món xào (măng xào tỏi, dưa xào cải chua) + 1 món canh (rau dền, cua nấu hoa thiên lý)
- Bữa phụ 3: vài miếng thạch hoa quả
Cũng ăn chế độ như nhau, nhưng có mẹ ăn vào con, có người con thì thiếu chất, còn mẹ thì càng mũm mĩm. Vậy 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thay vì vào mẹ?
- Chia nhỏ bữa ăn: Khi mang thai, mẹ bầu ăn rất nhiều cùng một lúc để đáp ứng cơn đói của thai nhi. Các bác sĩ khuyên rằng ăn như vậy là không tốt vì hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng kém đi. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn thành 5 đến 6 bữa và chỉ ăn một lượng vừa đủ.
- Chia khẩu phần ăn hợp lý: điều này đồng nghĩa với tỉ lệ các chất đưa vào cơ thể cần sự cân đối, ví dụ như mỗi bữa ăn cần đảm bảo đủ 25% protein (có trong thịt, cá, trứng), 25% tinh bột (có trong bánh mì, cơm, bún, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, các loại đậu) và 50% rau, củ, quả.
- Ngoài ra, cần thay đổi thực đơn với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để tránh tình trạng dư chất này, thiếu chất kia. Không ăn đồ ngọt và nước uống có gas vì chúng làm mẹ tăng cân và không hề tốt cho thai nhi.
>>> Xem thêm:
- Những điều cần biết trong việc chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
- Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu và những loại rau cần tránh
Khi thai nhi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thì bé sẽ phát triển tối ưu trí tuệ và thể chất. Do đó, bạn không phải lo lắng ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh khi đã nắm rõ các kiến thức cốt lõi dành cho bà bầu, nhất là các nền tảng về mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu, thời điểm mà quan trọng nhất đối với mẹ và bé.