Cùng tham khảo những lưu ý về dinh dưỡng khi mới mang thai nên ăn gì và kiêng gì để có đủ sức khỏe, tinh thần, niềm vui để hai mẹ con cùng khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất từ những tháng đầu nhé.

Phương Dung 14:35 17/01/2018

Mang thai là hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Và >dinh dưỡng cho bà bầu >mới mang thai nên ăn gì và kiêng gì là cực kì quan trọng. Đây cũng là giai đoạn nhiều phụ nữ bị chứng “ốm nghén”, nên ăn gì khi mới mang thai cũng phải chọn lựa kĩ càng. Trong 3 tháng đầu thai kì, thai nhi cần những chất dinh dưỡng đặc biệt để phát triển. Do vậy mới mang thai nên ăn gì và >mới mang thai nên kiêng gì, các bà cầu cần phải biết nhé. Dưới đây là một số hướng dẫn cho các bà bầu về mới mang thai nên ăn gì và kiêng gì. Hãy cùng lắng nghe và chia sẻ nhé.

Mách mẹ bầu thông tin hữu ích mới mang thai nên ăn gì và kiêng gì?


Phụ nữ mới mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì? Ảnh: Internet

Mới mang thai nên ăn gì? Hay dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kì

3 tháng đầu thai kì, vì thai còn bé nên bà bầu chỉ cần duy trì một mức năng lượng vừa đủ cho cơ thể và một chút năng lượng dư thừa cung cấp cho thai nhi. Một điểm bất lợi trong thời kì này là hiện tượng ốm nghén khiến cho bà bầu khó dung nạp thức ăn hơn bình thường. Để tránh việc này ảnh hưởng tới dinh dưỡng và >sức khỏe bà bầu thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bà bầu thành nhiều bữa trong ngày (3 bữa chính + 3 bữa phụ).

Trong thời gian thai kì, các bà bầu thường có đặc quyền đòi hỏi thức ăn, đồ uống nào và vào bất kì thời gian nào (kể cả lúc nửa đêm). Người thân, đặc biệt là người chồng nên cố gắng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này của bà bầu.

Tuy vậy, không phải loại thức ăn, đồ uống nào cũng tốt cho sức khỏe của bà bầu hoặc thai nhi. Không nên chỉ vì ăn ngon miệng mà làm khổ thai nhi. Nhưng cũng không nên chỉ ăn các thức ăn phục vụ cho thai nhi mà bỏ quên người mẹ. Cần phải cân bằng cả hai nhé. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cả bà bầu lẫn thai nhi mà cần bổ sung khi mới mang thai.

  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ. Protein là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Thời kì đầu mang thai, thai phụ rất cần protein để phát triển tuyến vú và mô tử cung. Thai phụ cần bổ sung ít nhất 10 – 18g protein mỗi ngày. Để bổ sung lượng protein này, việc ăn uống nhiều thức ăn như thịt, cá, trứng,… là rất cần thiết. Việc bổ sung sữa cũng rất tốt trong thời kì này.
  • Acid Folic: Là thành phần cực kì quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh của thai nhi. Việc bổ sung acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, hay nứt đốt sống của thai nhi. Thông thường acid folic có nhiều trong rau muốn, cải xanh, súp lơ,…Ngoài ra, acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc bổ sung acid folic phải bắt đầu từ trước khi mang thai (chuẩn bị trước), trong thời kì mang thai, việc bổ sung acid folic từ thức ăn là chưa đủ, thai phụ mới mang thai nên bổ sung các loại sữa, viên uống có chứa acid folic.
  • Canxi và vitamin D: Hai thành phần gắn liền với nhau để cung cấp một lượng lớn canxi cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Thai nhi rất cần canxi để hình thành hệ thần kinh và hệ cơ xương. Còn thai phụ thì rất cần canxi để cố định khung xương cho những tháng thai kì tiếp theo. Việc bổ sung canxi và vitamin D bằng thức ăn và phơi nắng hầu như là không đủ đáp ứng cho cả thai phụ và thai nhi. Tốt nhất nên bổ sung bằng các loại sữa giàu dinh dưỡng có chứa cả canxi và vitamin D
  • Chất sắt: Là một trong những thành phần chính để cấu thành máu. Thiếu máu sẽ khiến cho giảm lực co bóp tử cung khi chuyển dạ, và giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế, thai phụ cần bổ sung ít nhất 15g sắt mỗi ngày. Sắt có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt. Việc bổ sung sắt cũng nên thông qua sữa thì tốt hơn.
  • Các loại vitamin khác: Các loại vitamin này vừa tăng cường sức khỏe cho thai phụ, vừa bổ sung trong quá trình phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo, thai phụ cần bổ sung lượng vitamin cao gấp 1.5 lần người bình thường.

Mới mang thai nên kiêng gì?

Những thực phẩm bà bầu cần tránh xa trong 3 tháng đầu:


Mới mang thai không nên ăn đồ sống, tanh, sử dụng các chất kích thích. Ảnh: Internet

  • Đầu tiên cần phải kể đến muối. Có khá nhiều bà bầu có thói quen ăn mặn. Điều này rất không tốt vì muối sẽ dẫn tới tăng huyết áp, ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi.
  • Các loại cá như cá thu, cá mập, cá kiếm,… có chứa thủy ngân (tuy hàm lượng ít). Việc nhiễm thủy ngân tích lũy có thể dẫn tới tổn thương não cho thai nhi. Do vậy, tốt nhất bà bầu nên tránh xa các loại thịt cá này ra.
  • Các loại đồ uống có gas hoặc có cồn. Các loại đồ uống này thường có chứa các chất kích thích là cafein và cocain, và alcohol. Các chất này sẽ vào cơ thể người mẹ và tác động trực tiếp tới thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc dị dạng. Do vậy, dù rất nhiều người thích đồ uống có gas nhưng bà bầu nên tránh xa các loại chất kích thích này. (Bao gồm cả rượu, chè xanh, café,…)
  • Thực phẩm không an toàn. Các loại củ quả mọc mầm thường chứa độc tố, ảnh hưởng tới thai nhi. Các loại thực phẩm ôi, thiu, hay rau củ quá còn chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng rất nguy hại tới sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
  • Một số loại thức ăn có khả năng gây sảy thai như: đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam,….

Giải đáp một số thắc mắc của các bà bầu mới mang thai nên ăn gì?

1. Hỏi: Ăn trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?

Trả lời: Trứng ngỗng về mặt dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu. Trứng ngỗng có chứa 13.5% protein, 13.2% lipid và các loại vitamin khác. Nhưng so với trứng gà, hay các loại trứng gia cầm khác thì trứng ngỗng cũng không vượt trội hẳn về mặt dinh dưỡng. Do vậy, nếu không có điều kiện thì dùng trứng gà cũng tốt như trứng ngỗng.

2. Hỏi: Uống nước dừa sẽ làm con đẻ ra trắng hơn đúng không?

Trả lời: Không chính xác. Nước dừa không ảnh hưởng trực tiếp tới da của thai nhi. Hơn nữa, nước dừa có nhiều chất béo khó tiêu nên các bà bầu khó tiêu nên hạn chế uống nước dừa thì tốt hơn.

3. Hỏi: Ăn rau ngót có phải sẽ dẫn tới sảy thai phải không?

Trả lời: Không. Rau ngót rất tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Rau ngót cũng không có chứa các chất có nguy cơ gây sẩy thai.

Hi vọng với thông tinh dinh dưỡng khi mới mang thai trên sẽ giúp các bà bầu và người thân có thêm thông tin chăm sóc cho thai phụ và thai nhi một cách tốt nhất. Nếu có điều gì thắc mắc hoặc có triệu chứng gì không tốt, hay liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất. Chúc các bà bầu mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông.

Phương Dung | Theo Phụ nữ sức khỏe