Vào mùa hè, tủ lạnh trở thành một trong những thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất trong nhà. Các loại thức ăn như thịt, rau, quả, nước ngọt, sữa đều được nhồi vào tủ lạnh. Tuy nhiên sử dụng tủ lạnh không đúng quy cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Vài ngày trước, tại một trung tâm chăm sóc >sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Hàng Châu (Trung Quốc) tiếp nhận một phụ nữ >mang thai 28 tuần, đột nhiên bị sốt cao, ớn lạnh, đau cơ và tiêu chảy, nhiệt độ cơ thể là 39,9 độ C và nhịp tim của thai nhi là 200 nhịp/phút, bác sĩ yêu cầu phải nhập viện ngay lập tức.
Tuy nhiên, nhập viện đến ngày thứ 2, thai nhi 28 tuần đã được sinh ra, nhưng đó là >thai chết lưu. Sau khi kiểm tra bệnh lý, trong nhau thai phân tách phát hiện "nhiễm khuẩn Listeria". Tất cả những thứ này bắt nguồn từ hộp sữa mà người mẹ đã uống vài ngày trước - sữa đã mở hộp nhưng không uống hết và được lưu giữ trong tủ lạnh, do đó bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogens.
Nhiễm khuẩn Listeria là bệnh nhiễm trùng nặng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogens. Vi khuẩn Listeria monocytogens có khả năng sống rất mạnh mẽ và có thể tồn tại trong một năm ở nhiệt độ -20 độ C, không dễ bị đóng băng và có thể chịu được áp suất thẩm thấu cao hơn. Do đó, nó được gọi là "kẻ giết người trong tủ lạnh". Listeria monocytogens có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm như thịt (đặc biệt là thịt bò), trứng, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, rau, kem…
Một số người sẽ nghi ngờ, trong cuộc sống đại đa số mọi người đều uống sữa hoặc ăn thức ăn thừa lưu trữ trong tủ lạnh, tại sao lại không có vấn đề gì, mà đối với phụ nữ mang thai lại nguy hiểm? Nói về vấn đề này, bác sĩ Tạ Chân thuộc Bệnh viện Phụ sản thành phố Hàng Châu cho biết, mặc dù Listeria monocytogens có tính độc rất mạnh, nhưng đối với những người có sức khỏe tốt, thì khả năng gây bệnh không cao. Ngay cả khi những người khỏe mạnh bị nhiễm vi khuẩn này, cũng sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng và có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Hầu hết các triệu chứng có thể hết sau 2-3 ngày.
Tuy nhiên, đối với những người có khả năng miễn dịch thấp, họ là mục tiêu chính của Listeria monocytogens. Phụ nữ mang thai, thai nhi, trẻ sơ sinh, người già và bệnh nhân ung thư là những người dễ bị nhiễm bệnh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, tỉ lệ nhiễm trùng của phụ nữ mang thai gấp khoảng 20 lần so với người bình thường và các triệu chứng sau khi nhiễm bệnh nghiêm trọng hơn so với người bình thường.
Theo thống kê, tỷ lệ phá thai ở phụ nữ mang thai bị nhiễm Listeria monocytogens là khoảng 30%. Các triệu chứng của trẻ sơ sinh (trẻ sinh non) chủ yếu là nhiễm trùng huyết và viêm màng não, và tỷ lệ tử vong cao tới 30% -70%.
Tuy nhiên, các bà bầu không cần quá sợ hãi, mặc dù vi khuẩn Listeria monocytogens có khả năng chịu lạnh, chịu muối, chịu kiềm, gây nguy hại rất lớn, xem ra rất khó đối phó, nhưng nó không chịu được nhiệt. Làm nóng thực phẩm ở 60, 70 độ C trong hơn 2 phút có thể loại bỏ được vi khuẩn này. Đối với bà bầu, nên ăn thực phẩm tươi, cố gắng ăn ít hoặc không ăn thực phẩm đông lạnh, để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria monocytogens.
Nếu bạn thực sự muốn lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, nên chú ý đến việc tách thực phẩm sống và thực phẩm nấu chín. Nếu không, còn có thể lây nhiễm các vi khuẩn khác như E.coli, nấm mốc, Staphylococcus aureus,… và gây ra các bệnh như viêm dạ dày ruột.
Để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn gây bệnh cần chú ý những điểm sau:
- Trước khi chế biến thực phẩm, rửa sạch tay, dao và thớt sạch sẽ.
- Thực phẩm sống và chín nên được tách riêng để tránh nhiễm trùng chéo.
- Cần có một khoảng trống trong việc lưu trữ tủ lạnh để đảm bảo luồng không khí thông suốt.
- Các sản phẩm sữa nên cố gắng không mua loại quá lớn.
- Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh nên được làm nóng hoàn toàn trước khi tiêu thụ.
- Thường xuyên làm sạch tủ lạnh, và giữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 3 ngày.
- Nếu bạn có các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy, ớn lạnh và sốt, hãy đến bệnh viện kịp thời.