Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần làm một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi. Vậy những xét nghiệm nào là cần thiết trong quá trình mang thai?
Trong suốt thời kì >mang thai,> >mẹ bầu có nhiều biến đổi về sinh lý và hormon. Hormon được sản xuất với số lượng lớn làm thay đổi chuyển hoá, sinh lý và hệ thống nội tiết.
Do đó, việc làm xét nghiệm khi mang thai là cần thiết để đánh giá tình trạng >sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ.
Trên cơ sở kết quả các xét nghiệm và thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng khác, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ nắm được thông tin sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ảnh minh họa
Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau mà mẹ bầu cần thực hiện trong suốt cả thai kỳ gồm:
- Những xét nghiệm ngay sau khi biết mình mang thai sẽ giúp bác sĩ nắm được các thông tin cần thiết nhất về chỉ số sức khỏe của mẹ giúp cho quá trình theo dõi thai kỳ hiệu quả hơn (Nhóm máu, công thức máu, chức năng gan-thận, các chỉ số tuyến giáp, đường máu, nhóm mỡ…).
- Tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi (Double test, Triple test, NIPT).
- Xét nghiệm Đái tháo đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý được chẩn đoán vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thông qua nghiệm pháp dung nạp đường huyết thực hiện vào tuần thứ 24-28. Thời gian thực hiện xét nghiệm là vào buổi sáng, sau khi mẹ bầu đã nhịn đói ít nhất 8 giờ và không quá 12 giờ.
- Xét nghiệm nước tiểu trước khi sinh là phương pháp được thực hiện nhằm xác định sớm các dấu hiệu của những tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, được phát hiện thông qua sự hiện diện của một số chất có trong nước tiểu. Giúp phát hiện sớm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, nguy cơ tiền sản giật, nguy cơ mắc các bệnh lý về thận, bàng quang hoặc hệ tiết niệu, đái tháo đường thai kỳ, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ….