Mía giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và phòng được nhiều bệnh, tốt cho sức khỏe thai nhi.
Hỗ trợ tiêu hóa
Khi mang thai, chị em thường hay gặp nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa như chứng táo bón, trĩ,,… Các mẹ giờ đây không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa vì đã có mía “lo liệu”. Chất kali có trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Làm sạch răng miệng
Vấn đề về vệ sinh răng miệng khi mang thai là điều rất quan trọng bởi có khoảng 90% các loại vi khuẩn lây qua con đường này và sẽ ảnh hưởng không tốt đến >sức khỏe bé yêu của bạn. Các khoáng chất có trong mía giúp làm sạch răng, miệng, thông mát vòm họng, yết hầu.
Giảm ốm nghén
Vào 3 tháng đầu thai kỳ là lúc bà bầu hay bị các cơn ốm nghén hành hạ. Tuy nhiên, >mẹ bầu không cần phải lo lắng nữa vì mía có thể cải thiện tình trạng này. Mẹ có thể chặt mía thành từng khúc nhỏ và nhai lấy nước hoặc lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày, mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.
Chữa cúm an toàn
Trong mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống một số loại bệnh do virus gây ra, đặc biệt là cảm cúm ở bà bầu. Nếu mẹ bầu bị sốt thì không nên uống thuốc ngay mà có thể ăn mía hoặc uống nước mía để giảm cúm an toàn.
Bà bầu ăn mía sao cho không hại mẹ hại con
Tuyệt đối không ăn mía đã đổi màu: Cây mía đã bị đổi màu khác thường, hoặc có một đoạn bắt đầu bị hỏng, thối rữa dù do bất cứ nguyên nhân nào thì độc tính của nó đều rất cao. Lúc này cây mía có thể chứa độc tố thần kinh 3-Nitropropionic acid, nếu trúng độc có thể gây ra tổn thương cho hệ thống thần kinh.
Thông thường, sau khi ăn mía khoảng 2 - 8 giờ, nếu mẹ bầu có các hiện tượng như nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, tứ chi tê cứng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.