Hãy cùng so sánh xem giữa tuần thứ 1 và tuần thứ 2 mang thai cơ thể có những thay đổi đáng kể nào không nhé?
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Mang thai tuần thứ 2, thành thật mà nói thì cơ thể bạn vẫn… chưa có thay đổi nào đáng kể. Mặc dù phôi thai đã hình thành được 2 tuần nhưng nhìn vẻ ngoài bạn vẫn hoàn toàn bình thường, những chuyển biến phức tạp chỉ xảy ra trong não bộ và cơ quan sinh sản của bạn mà thôi.
Trước tiên đó là sự rụng trứng. Mỗi tháng, một trong hai buồng trứng của bạn sẽ rụng trứng, việc mẹ cần làm là quan sát và ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt của mỗi tháng để xác định ngày rụng trứng: thời điểm tối ưu nhất cho việc mang thai (thường xảy ra sau ngày đầu tiên của kỳ kinh trước khoảng 14 ngày).
Khi quan hệ, tinh trùng sẽ đi vào cơ thể và hướng về phía trứng đang chờ thụ tinh. Chỉ một tinh trùng duy nhất mới có thể tiếp cận và thâm nhập được vào trứng để thụ tinh. Khi quá trình này xảy ra, trứng được thụ tinh sẽ cấy lên thành tử cung. Thành tử cung của mẹ sẽ dày lên và sẵn sàng trở thành "chiếc nôi ấm áp" để bắt đầu nuôi dưỡng em bé 2 tuần tuổi.
Nếu mẹ nhạy cảm thì cũng sẽ nhận thấy cơ thể có vài điểm khác lạ giống như mang thai tuần 1:
- Tiểu nhiều hơn trong ngày nhưng không có cảm giác đau, buốt.
- Bầu vú sẽ cương hơi đau, sưng, vùng đầu ngực trở nên sẫm màu.
- Chảy máu vùng âm đạo hoặc chuột rút.
- Buồn nôn, mệt mỏi có thể vẫn sẽ tiếp tục kéo dài.
- Que thử thai đã báo 2 vạch (có thể vạch mờ, vạch đậm).
Ngoài ra, ở thời điểm rụng trứng thì một số phụ nữ có ham muốn tình dục cao hơn hẳn so bình thường. Về mặt sinh học thì đây cũng là thời điểm dễ thụ thai nhất trong cả chu kỳ kinh nguyệt.
Thai nhi 2 tuần tuổi trông như thế nào?
Ngay cả khi phôi thai đã phát triển được 2 tuần, nhưng thai nhi vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên, khả năng có thai là rất cao vì bạn đã rụng trứng. Tất cả các đặc tính di truyền của con bạn được chứa đựng trong tế bào đơn lẻ mà bạn xuất ra từ một trong hai buồng trứng ở giữa chu kỳ.
Thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ, đặc biệt là đối với những chị em lần đầu mang thai. Trong tuần thai này, phôi thai mới chỉ được gọi là túi phôi và ĐANG TRÊN ĐƯỜNG DI CHUYỂN VÀO TỬ CUNG.
Đây chính là khoảng thời gian túi phôi đang làm tổ, nó thường xảy ra khi bạn đến chu kỳ hàng tháng cho nên nhiều phụ nữ thường thấy mình ra một chút máu trong tuần thai thứ 2 này. Nếu chỉ ra một chút máu thì bạn không nên lo lắng vì thành tử cung đang căng và khi túi phôi bám chặt vào thành tử cung để làm tổ sẽ gây ra tình trạng ra máu nhẹ. Máu này không phải là máu kinh như nhiều chị em vẫn thường nghĩ.
Thai 2 tuần quan hệ có sao không?
Trên thực tế thì việc quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn đối với hầu hết phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu trước đó đã có tiền sử bị động thai, dọa sảy thai hoặc có các bệnh về tử cung, sinh non, mang thai ngoài tử cung… thì không nên quan hệ ít nhất trong 3 tháng đầu.
Thai 2 tuần tuổi mẹ nên ăn gì?
Mẹ hãy tiếp tục lối sống lành mạnh, ăn đầy đủ chất >dinh dưỡng, tránh xa các chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng cũng sẽ giúp bạn giảm bớt những lo lắng khi mới làm mẹ.
Đừng quên tiếp tục bổ sung acid folic tối thiểu 400mcg/ngày. Bạn cũng có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái…
Ngoài ra mẹ nên lưu ý gì khi mang thai tuần thứ 2?
Dù trứng đã được thụ tinh thì thời điểm này, thai cũng chưa làm tổ trong tử cung mẹ mà vẫn đang trên đường di chuyển. Chính vì vậy, nếu siêu âm ở thời điểm này thì hơi sớm, có thể sẽ cho những kết quả không chính xác. Kích thước thai nhi 2 tuần tuổi chưa thể hiện rõ ràng ngay cả khi siêu âm đầu dò. Vì vậy mẹ nên kiên nhẫn đợi thêm vài tuần nữa, khi thai được khoảng 6-7 tuần thì đi siêu âm để biết thai đã vào tử cung chưa và có tim thai chưa nhé!
Các mẹ hãy đi khám và hỏi xin ý kiến của bác sĩ khi có bất cứ băn khoăn thắc mắc hay gặp phải vấn đề gì liên quan đến >sức khỏe khi >mang thai tuần 2.