Ốm nghén là triệu chứng rõ ràng nhất cho thấy các chị em đã có thai. Nhiều chị em rất quan tâm đến vấn đề bà bầu ốm nghén từ tháng thứ mấy. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em rõ hơn về thắc mắc này.
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là hiện tượng các phụ nữ mang thai có cảm giác nôn nao khó chịu, thỉnh thoảng lại kèm theo những trận ói mửa. Đây là triệu chứng phổ biến giai đoạn đầu thai kỳ, có khoảng 50 – 70% đến phụ nữ mang thai đều trải qua vấn đề này ở tam cá nguyệt đầu tiên. Đây không chỉ là cảm giác nôn nao bình thường, mà còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Cảm giác nôn nao và ói mửa ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Nguyên nhân của ốm nghén
Đến nay vẫn chưa có một kết luận nào cụ thể về nguyên nhân của hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén xảy ra phổ biến ở phụ nữ đang mang thai có thể do một số khả năng sau:
– Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.
– Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp.
– Hệ thần kinh của một số >mẹ bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.
– Do yếu tố di truyền.
Bà bầu ốm nghén vào tháng thứ mấy của thai kì?
Thông thường, khi mang thai chị em bị ốm nghén sẽ diễn ra xuyên suốt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số người có cơ địa “nhạy cảm” sẽ có biểu hiện ốm nghén bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6 khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Một số khác sẽ bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 – 12.
Tình trạng ốm nghén thường xảy ra ở hầu hết các mẹ mang thai. Và tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà thời gian ốm nghén có thể khác nhau. Thường ốm nghén sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Có những mẹ bị cơn ốm nghén “hành hạ” trong suốt 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xuất hiện ở một số ít các bà mẹ. Một mách nhỏ cho các mẹ là tình trạng nghén sẽ ngày càng giảm trong những lần mang thai tiếp theo.
Với một số phụ nữ,có sức khoẻ yếu, tình trạng này thậm chí tiếp tục trong suốt thời gian mang thai cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 14 – 20. Đặc biệt, có một số trường hợp bà bầu trong thời kỳ này không hề bị ốm nghén hoặc chỉ bị một số triệu chứng nhẹ.
Cách giảm triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu
Trong thời gian ốm nghén, Các bà bầu nên ăn uống đầy đủ chất >dinh dưỡng là nguyên tắc quan trọng để vượt qua ốm nghén. Điều này không chỉ giúp các bà bầu cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi mà còn giữ >sức khỏe cho bản thân. Để hạn chế triệu chứng này, các bà bầu có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
- Nên tránh ăn những loại thức ăn có mùi nồng, tanh, thức ăn tái sống, nên ăn thức ăn lạnh và có mùi thơm dịu,…
- Hãy bắt đầu bằng một cốc trà gừng, trà chanh, bạc hà hoặc các loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như dứa và chuối.
- Uống nước thường xuyên trong ngày để chống lại sự mất nước.
- Ăn bất cứ thứ gì mình thích miễn là có thể ăn.
- Nếu mùi thức ăn làm các mẹ buồn nôn thì hãy mở cửa hoặc bật quạt để bay hết mùi.
- Đối với những >bà bầu bị ốm nghén nặng, không ăn uống được gì thì tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi.
- Điều quan trọng khi ốm nghén trong thai kỳ là mẹ bầu cần giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.