90% mẹ bầu gặp tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tuy nhiên nhiều mẹ ngại đi khám vì cho rằng quá trình khám phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Minh Anh (t/h) 06:35 17/09/2024
Bác sĩ khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng, 1 năm một lần. Ngoài ra, khi vùng kín có bất kỳ dấu hiệu bất thường cũng cần thực hiện khám phụ khoa để nắm rõ vấn đề của bản thân, từ đó được chỉ dẫn phương án điều trị phù hợp, an toàn.Với phụ nữ đang mang bầu càng cần phải khám phụ khoa, nhất là khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ viêm nhiễm. Thế nhưng, vẫn có nhiều mẹ cho rằng trong quá trình> mang thai, việc khám phụ khoa là không cần thiết và có thể sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.Theo các nghiên cứu được thực hiện, >mẹ bầu ở độ tuổi từ 18 đến 30 là đối tượng dễ mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ với tỷ lệ lên tới hơn 70%. Ngoài ra, ở độ tuổi từ 30 trở lên, tỷ lệ thai phụ bị bệnh phụ khoa cũng rất cao, thường trên 60%. Đó chính là lý do các bác sĩ Sản khoa đặc biệt khuyên mẹ bầu nên khám thai, kiểm tra >sức khỏe phụ khoa trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ.Trước lo lắng của nhiều mẹ bầu về việc khám phụ khoa sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi, bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào - Giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ thành phố Đà Nẵng cho rằng những lo lắng này hoàn toàn không có cơ sở.

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ thành phố Đà Nẵng
Bác sĩ Đào cho biết: “Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ y tế chuyên dụng khám phụ khoa, kiểm tra phần ngoài bộ phận sinh dục của người mẹ. Thao tác không hề chạm vào thai nhi, vì vậy không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.Nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn mẹ cách điều trị, xử lý cho phù hợp với tình trạng hiện tại”.Bác sĩ Đào khuyên các mẹ cần chủ động giữ gìn vệ sinh “cô bé” đúng cách để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Như vậy, mẹ bầu cũng không cần lo ngại đến vấn đề điều trị trong thời gian mang thai.

Vì sao mang thai dễ bị viêm nhiễm âm đạo?

Bác sĩ Đào cho biết, sự thay đổi estrogen và progesterone khi mang thai dẫn đến xung huyết và phù nề niêm mạc đường sinh sản, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra phản ứng viêm, biểu hiện là ngứa âm hộ, tiết dịch bất thường,...Các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo cũng có thể xảy ra khi mang thai. Những bệnh này có thể dẫn đến sảy thai thai hoặc sinh non và cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa mẹ bầu cần đi khám ngay

Một số dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu mắc viêm nhiễm phụ khoa như sau:- Âm đạo có tiết dịch bất thường, có máu, có mùi khó chịu…- Vùng kín ngứa nhiều, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét- Đau buốt và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu- Đau bụng dưới

Ảnh minh họa

Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thế nào?

Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp

Bác sĩ Đào cho rằng các mẹ bầu nên chú ý vệ sinh vùng sinh dục ngoài, nhất là khi mang thai độ pH của môi trường âm đạo thay đổi, dễ bị các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây viêm nhiễm.“Khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nên có sự tư vấn của nhân viên y tế, không nên lạm dụng, sư dụng quá nhiều gây khô rát âm đạo, âm hộ. Đặc biệt các chị em chỉ vệ sinh vùng âm hộ (ở ngoài) tuyệt đối không nên dùng ngón tay để thụt rửa. Phụ nữ có thai cần làm sạch âm đạo nên để nhân viên y tế thực hiện” – Bác sĩ Đào khuyên.

Chú ý vệ sinh sau khi quan hệ

Phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh phụ khoa khi sức đề kháng của cơ thể thấp hoặc khi môi trường pH âm đạo thay đổi. Vì vậy, các cặp đôi nên chú ý vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ. Tốt nhất nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai.

Không dùng máy giặt để giặt đồ lót

Bác sĩ Đào gợi ý rằng đồ lót phải được tách riêng khỏi các loại quần áo khác.“Tốt nhất nên giặt đồ lót bằng tay. Đồ lót đã giặt phải phơi khô, đặc biệt đối với những phụ nữ bị nấm âm đạo nên ngâm đồ lót trong nước nóng trên 60 độ hoặc đun sôi. Vì nấm mốc có khả năng chịu khô, tia cực tím và tác nhân hóa học rất cao nhưng lại sợ nhiệt độ cao” – Bác sĩ Đào cho biết.
Theo Thùy Linh/Gia đình Việt Nam