Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực hiện các công trình và đưa ra một kết quả có thể khiến nhiều người thích thú: “Chồng càng cưng chiều quan tâm khi vợ mang thai, con ra đời sẽ càng thông minh khỏe mạnh”.
Một trường đại học trong những trường Đại học danh giá nhất tại vương quốc Anh - Đại học Newcastle đã chứng minh rằng, chỉ số IQ, mức độ hạnh phúc và >sức khỏe của mỗi em bé khi chào đời đều chịu sự tác động không chỉ từ các bà mẹ còn từ các ông bố.
Cụ thể hơn, số liệu khảo sát cho thấy, thai nhi sẽ có xu hướng tăng trưởng chỉ số IQ và chỉ số hạnh phúc hơn hẳn 30% nếu trong >giai đoạn thai kỳ nhận được sự quan tâm chăm sóc từ người bố. Lý giải kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia khẳng định rằng khi bà bầu được yêu chiều, các hormone hạnh phúc kích thích tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ được sản xuất ra nhiều hơn. Những hormone này không chỉ giúp ích cho mẹ mà còn truyền trực tiếp đến thai nhi khiến con được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, em bé trong bụng mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được tình cảm của bố thông qua các hành động quan tâm, cưng chiều người mẹ, điều này sẽ giúp con gia tăng chỉ số thông minh, ra đời nhanh nhạy, năng động, có óc sáng tạo cùng sự tập trung hơn hẳn so với bạn bè đồng trang lứa.
Thực tế cho thấy, nếu phụ nữ mang thai không được chồng quan tâm, chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm, suy nghĩ lung tung gây ra những hậu quả khôn lường.
Cùng điểm qua danh sách dưới đây để chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu hết quá trình phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần và có thể trở thành trợ thủ đắc lực cho vợ khi cô ấy mang thai
1/ 3 tháng đầu thai kỳ
– Tuần 1-2: Hiện thực hoá ý tưởng làm cha
Nếu xác định là đã đến lúc sẵn sàng để sinh con, vậy các anh xã nên giúp vợ yêu thụ thai càng sớm càng tốt.
– Tuần 3: Rượu
Giữ an toàn cho thai kỳ bằng cách tránh dùng thức uống có cồn, trong những dịp rất đặc biệt, chỉ nên uống hạn chế 1-2 ngụm thôi.
– Tuần 4: Chuẩn bị làm cha
Bạn phấn khích mong chờ đến ngày kết quả kiểm tra tại nhà cho biết vợ đã mang thai.
– Tuần 5: Chắc chắn vợ đã mang thai
Đây là lúc bạn nên bỏ hút thuốc vì sức khoẻ của cả nhà. Thử nhai kẹo cao su hoặc dùng viên ngậm đặc trị.
– Tuần 6: Khi vợ buồn nôn
Triệu chứng ốm nghén này xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày khiến vợ cứ phải chạy vào nhà vệ sinh bất kể buổi sáng, trưa hay tối.
– Tuần 7: Vợ bị chán ăn
Khi mới mang thai, cô ấy thường mệt mỏi và chán ăn. Các loại bánh quy giòn sẽ duy trì chế độ >dinh dưỡng tối thiểu cho bà mẹ trong giai đoạn này.
– Tuần 8: Bầu ngực của vợ to ra
Khi người phụ nữ mang thai, bầu ngực sẽ to ra, thậm chí trông có vẻ hơi khác thường. Điều này là hoàn toàn bình thường, không có gì phải “ám ảnh” cả.
– Tuần 9: Tâm trạng thất thường
Hormon cơ thể thay đổi khiến tâm trạng của vợ hay lên xuống thất thường. Bạn nên chuẩn bị tinh thần nhượng bộ và thông cảm cho cô ấy trong suốt thai kỳ vất vả này nhé!
– Tuần 10: Khám thai định kỳ
Bạn có thể hỗ trợ tinh thần và đỡ đần về mặt thể chất cho vợ bằng cách đi cùng cô ấy đến các buổi khám thai định kỳ.
– Tuần 11: Dọn dẹp nhà cửa
Giờ đây chính bạn là người sẽ đảm nhận công việc khá nặng nề này trong gia đình đấy!
– Tuần 12: Quan hệ tình dục khi mang thai
Tưởng tượng bạn đang tiếp cận với một khối thuốc nổ, phải thật cẩn trọng và nhẹ nhàng bạn nhé.
– Tuần 13: Khẳng định vai trò “ông bố tương lai”
Nếu vợ bạn chỉ trò chuyện với mẹ hoặc bạn bè về em bé sắp chào đời, bạn nên làm cô ấy hứng thú chia sẻ cùng bạn hơn. Bởi bạn là cha đứa trẻ mà phải không?
2/ 3 tháng giữa thai kỳ
– Tuần 14: Tình dục khi mang thai
Giờ đây bạn không cần phải lo lắng về các biện pháp tránh thai nữa. Tuy nhiên, bạn nên nhẹ nhàng một chút trong “quá trình” nhé!
– Tuần 15: Chọn tên cho bé
Trong trường hợp bạn chưa có cái tên nào ưng ý trong đầu, thử đảo qua bảng chữ cái vài lần để nghĩ ra những cái tên bạn có thể thích đặt cho con.
– Tuần 16: Mất dáng
Khi mang thai, mập lên là điều không thể tránh khỏi. Bạn nên động viên tinh thần vợ mình một chút nhé!
– Tuần 17: Siêu âm lần đầu
Thay vì hồi hộp căng thẳng, nên cùng vợ đến phòng siêu âm để được ngắm nhìn những hình ảnh đầu tiên về bé yêu.
– Tuần 18: Nấu ăn
Bạn có thể lãnh nhiệm vụ nấu bữa tối hàng ngày, vợ sẽ rất hạnh phúc khi được quan tâm giúp đỡ.
– Tuần 19: Quá trình sinh nở
Bạn hơi tò mò liệu vợ sẽ sinh em bé như thế nào, đây là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu tìm hiểu về quá trình cũng như vai trò của người chồng khi vợ chuyển dạ và sinh nở.
– Tuần 20: Nửa chặng đường
Chúc mừng, hai bạn đã đi được nửa chặng đường rồi. Cùng ăn mừng cột mốc đáng nhớ này nhé!
– Tuần 21: Những cú đạp đầu tiên của bé
Đôi khi vào khoảng giữa tuần thứ 18 và 22, cô ấy sẽ cảm thấy như có cánh bướm máy nhẹ trong bụng. Đó chính là những cử động đầu tiên của bé đấy.
– Tuần 22: Cảm giác bối rối
Thỉnh thoảng bạn vẫn hơi mơ hồ tự hỏi phải chăng bạn thực sự muốn sinh con, đặc biệt là khi thai nhi ngày càng lớn. Đừng lo lắng, cảm giác đó rất bình thường.
– Tuần 23: Khoái cảm tình dục
Ở giai đoạn này, vợ bạn sẽ hào hứng trong chuyện “yêu” hơn bao giờ hết.
– Tuần 24: Đường nâu “xấu xí”
Bụng cô ấy ngày càng to và xuất hiện đường màu nâu đen kéo dài từ rốn xuống vùng xương mu. Điều này là hoàn toàn bình thường do sự thay đổi hormon ở thai phụ.
– Tuần 25: Cảm nhận nhịp tim của bé
Giờ đây bạn có thể nghe bằng tai thường nhịp đập nhẹ nhàng của trái tim bé, vô cùng dễ chịu và thân thuộc.
– Tuần 26: Tận hưởng kỳ nghỉ
Đây là thời điểm hoàn hảo và có thể là cuối cùng trong khoảng thời gian khá dài sắp tới để hai bạn có một kỳ nghỉ lãng mạn cùng nhau.
Tuần 27: Cơn gò Braxton Hicks
Những cơn gò tử cung này chỉ là hiện tượng co thắt tự nhiên, không đau và không phải là dấu hiệu chuyển dạ. Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều đâu.
3/ 3 tháng cuối thai kỳ
– Tuần 28: Bú mẹ hay bú bình?
Nên để vợ tự quyết định. Song bạn cũng có thể chia sẻ ý kiến để cô ấy có được sự lựa chọn tốt nhất.
– Tuần 29: Chuẩn bị làm cha
Bạn hãy bắt đầu suy nghĩ cụ thể về những thay đổi trong cuộc sống của bạn khi đứa trẻ ra đời.
– Tuần 30: Lời khuyên cho các ông bố tương lai
10 tuần tiếp theo sẽ là thời gian quan trọng đối với cả hai bạn. Nên tham khảo một số lời khuyên trong giai đoạn này.
– Tuần 31: Bố cũng “ốm nghén”
Không chỉ riêng bạn mà nhiều ông bố cũng gặp phải những triệu chứng và cảm giác kỳ quặc khi người vợ mang thai sang tuần thứ 31.
– Tuần 32: Chọn bác sĩ nhi khoa
Nên bắt đầu tìm kiếm sẵn cho bé một bác sĩ nhi khoa tin cậy.
– Tuần 33: Chứng hay quên ở thai phụ
Thay vì trách móc vợ bạn hay quên mọi thứ, hãy giúp cô ấy ghi nhớ tốt hơn và vượt qua giai đoạn thai kỳ khó khăn này nhé.
– Tuần 34: Xếp sẵn túi đi sinh
Lập danh sách những món đồ cần thiết cho mẹ và bé, kiểm tra 2 lần và sắp gọn vào túi du lịch để sẵn sàng mang đi.
– Tuần 35: Sinh sớm
Chuẩn bị sẵn tâm lý và kế hoạch trong trường hợp vợ bạn có khả năng sinh sớm, tránh đẻ rơi dọc đường.
– Tuần 36: Sẵn sàng liên lạc
Luôn giữ liên lạc với gia đình và tuyệt đối tránh đi đâu mà không báo trước.
– Tuần 37: Bản năng làm cha
Những người lần đầu làm bố đều có bản năng chăm sóc tổ ấm rất đặc biệt, bạn nên tìm hiểu một chút về điều này nhé.
– Tuần 38: Đem gì đến bệnh viện
Sinh nở là một quá trình không thể đoán trước được hết. Vì vậy bạn nên dự trù và chuẩn bị thêm cho một số trường hợp có thể xảy ra.
– Tuần 39: Vai trò của bố khi cho con bú mẹ
Người cha có rất nhiều việc phải làm để giúp mẹ cho con bú thành công. Bạn cần tìm hiểu ngay khoản quan trọng này đấy nhá.
– Tuần 40: Che chắn trong nhà
Có vẻ còn sớm để nghĩ tới chuyện che chắn các vật dụng trong nhà để giữ an toàn cho bé, song bạn cũng nên cẩn trọng là trên hết.
– Tuần 41: Quá ngày dự sinh
Thư giãn để thời gian chờ đợi ở nhà bớt căng thẳng.
– Tuần 42: Sinh muộn
Nếu vợ bạn vẫn chưa đến lúc đi sinh, hãy tranh thủ làm vài việc giúp đỡ nhàm chán và lo lắng bạn nhé.