Khi mang thai mà mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì các mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, có sức khỏe tốt hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vậy đâu là thực đơn hợp lý cho bà bầu tiểu đường? Hãy cùng khám phá ngay thôi nhé!
Người mẹ bị đái tháo đường ở lần mang thai trước hoặc sẽ nặng hơn nếu như mẹ đã bị bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai.
- Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có cân nặng trên 4kg.
- Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
- Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
- Sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
- Thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,...
- Do kích thước thai to nên sinh ra dễ bị gãy xương, hay gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.
- Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 - 5 lần so với bình thường.
- Em bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.
Có thể nói, tiểu đường thai kỳ tuy không phải là một bệnh lý mãn tính như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nhưng nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì rất có thể sau sinh bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2. Việc lựa chọn một cách khoa học thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ sẽ góp phần quản lý tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ cũng không nên kiêng khem quá mức vì có thể khiến cho thai nhi không nhận đủ chất >dinh dưỡng từ mẹ. Như vậy, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, làm cản trở quá trình phát triển về mặt thể chất, khi sinh ra trẻ sẽ có nguy cơ bị thiểu năng là rất cao.
Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh?
Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo nguyên tắc chủ chốt đó là phải cân bằng giữa 2 yếu tố là dinh dưỡng và đường huyết. Cụ thể, 2 chỉ số này được đảm bảo nhờ những lưu ý sau:
Mẹ bầu cần có bữa sáng lành mạnh để giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu suốt buổi sáng. Để làm được điều này thì vào bữa sáng, mẹ nên ăn với thực phẩm có GI thấp (GI là tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm). Trong đó, cháo hoặc ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ bầu, bởi chúng giúp giải phóng năng lượng chậm và đồng đều nhé!
Ngoài các bữa ăn chính, mẹ bầu nên bổ sung các bữa ăn phụ mỗi ngày. Có thể ăn từ 2-3 bữa ăn phụ, bao gồm cả bữa ăn nhẹ vào buổi tối để để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ có xu hướng GI thấp, như vậy sẽ giúp giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao sau bữa ăn. Những thực phẩm nhiều chất xơ mà mẹ bầu có thể tham khảo như: quả tươi và rau quả, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan cùng các loại đậu khác,...
Mẹ bầu hãy chắc chắn rằng mình đã lên sẵn thực đơn có quả và rau mỗi ngày, bằng việc thêm quả vào bữa sáng và rau trong bữa ăn chính. Đồng thời mẹ cũng nên cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa trong thực đơn mỗi ngày nhé.
Không nên bỏ bữa, điều này sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn, không chỉ vậy, thói quen tốt này còn giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tăng lượng đường huyết đột ngột sau bữa ăn nữa đấy.
Cắt giảm hoặc bỏ bánh kẹo ngọt, thức uống có gas,…là cách hữu hiệu nhất để làm giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc để làm giảm lượng đường tự nhiên trong loại nước này nhé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn đủ 6 bữa/ngày, mỗi lần ăn vừa đủ. Đặc biệt là không nên để đói, ăn uống lặt vặt.
Dưới đây là thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường thai kỳ, giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
1. Bữa sáng
Mẹ bầu có thể ăn 1 bát cơm gạo lứt với thịt nạc, trứng và rau quả tươi hoặc có thể thay thế bằng ăn phở gạo lứt nấu với thịt bò. Đồng thời, uống thêm nước trà gạo lứt đậu đỏ để bổ sung thêm sắt.
Tiếp đó, đến 9h sáng thì mẹ bầu uống thêm sữa thảo mộc có thành phần gồm: gạo lứt rang, nếp lứt rang, đỗ đỏ rang, hạt sen lứt, ỷ dĩ, kê, xay nhuyễn không đường để tránh bị đói nhé.
2, Bữa trưa
Ăn 1-2 bát cơm gạo lứt với thức ăn như thịt, cá, trứng, rau xanh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống thêm nước trà gạo lứt, đậu đỏ rồi tráng miệng bằng trái cây như bưởi, cam, củ đậu, quả lựu…
Sau đó, đến khoảng 3h chiều, mẹ bầu có thể ăn bánh gạo lứt vừng đen hoặc có thể thay thế bằng ăn cốm gạo lứt rang, hạt óc chó, hạnh nhân để tránh đói và tăng cường bổ sung dưỡng chất. Cuối cùng là uống thêm ly sữa thảo mộc, sữa tươi hoặc hoa quả tươi là chuẩn bài nhé!
3. Bữa tối
Ăn 1 bát cơm gạo lứt với thức ăn mà mẹ bầu thích, sau đó ăn 1 quả bơ hoặc bưởi tráng miệng. Tầm khoảng 9-10 h tối uống sữa thảo mộc hoặc sữa tươi.
Trong thực đơn này thì gạo lứt là thực phẩm chủ đạo vì nó giàu chất xơ, magie và các dưỡng chất khác tốt cho bà mẹ và thai nhi. Lượng chất xơ có trong gạo lứt giúp chuyển hóa chậm lượng carbonhydrate thành đường, để cơ thể kịp sản xuất insulin đưa đường vào tế bào. Đồng thời lượng chất xơ còn giúp mẹ bầu không bị mắc bệnh táo bón, trĩ. Còn lượng Magie trong gạo lứt sẽ thúc đẩy sự hoạt động của hơn 300 enzim, để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tóm lại, tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh mà các chị em tuyệt đối không được xem nhẹ. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các chị em độc giả đã có thể xây dựng được thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ, đồng thời cũng cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo về thực phẩm và liều lượng giúp mẹ bầu và thai nhi có >sức khỏe tốt nhất nhé! Chúc các chị em có được một thai kỳ khỏe mạnh và đầy ý nghĩa nhéz!