Có câu “3 tháng còn sảy, 7 tháng còn sa” – câu nói này có ý nghĩa muốn nhắc nhở rằng mang thai là giai đoạn hết sức quan trọng và cần cẩn thận với mọi dấu hiệu. Ví dụ tình trạng ít nước ối trong 3 tháng đầu ở bà bầu, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. Để nhận biết dấu hiệu và cách khắc phục khi bị thiếu ối như thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, tình trạng bà bầu bị ít nước ối trong 3 tháng đầu là nguy cơ không hề hiếm gặp khi mang thai, có thể trở thành nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.
Hãy thử hình dung: Môi trường nước ối là điều kiện an toàn, lý tưởng để thai nhi phát triển và dần hoàn thiện các bộ phận cơ thể. Không những vậy nước ối còn là nguồn cung cấp >dinh dưỡng và “tấm lá chắn” để bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ bên ngoài.
Lúc mới hình thành, nước ối chỉ vào khoảng 50ml sau đó tăng dần với sự lớn lên của thai nhi. Ở những tuần thai cuối nước ối có thể lên tới 800 – 1000ml sau đó giảm dần ở những tuần từ 38 cho tới khi chuyển dạ. Thai thiếu nước ối trong 3 tháng đầu là tình trạng thể tích nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số nước ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm.
Nhìn chung, thiếu ối để lâu rất nguy hiểm. Mỗi giai đoạn bà bầu bị thiếu nước ối lại tiềm ẩn những nguy cơ khác nhau:
Tuy nhiên, mẹ cũng có thể đối mặt với tình trạng ngôi thai ngược, hoặc thai nhi không thể xoay đầu xuống dưới được.
*Nhận biết dấu hiệu bà bầu bị thiếu nước ối trong 3 tháng đầu:
Đối với phần lớn phụ nữ mang thai, các biểu hiện khó chịu do tình trạng thiếu nước ối gây ra thường không rõ ràng. Vì vậy, thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc kiểm tra >sức khỏe mẹ bầu để xem có bị thiếu nước ối không.
Tuy vậy, mẹ bầu cũng có thể tự mình nhận biết tình trạng trên thông qua một số biểu hiện sau: chu vi vòng bụng tăng lên chậm trong khi cảm nhận về hoạt động của thai nhi rõ ràng hơn trước, có lúc thai máy, đạp có thể khiến bụng mẹ bầu đau đáng kể. Điều này là do hiệu ứng của việc thiếu nước ối, bởi khi thai hoạt động sẽ tác động lực trực tiếp lên thành tử cung, gây ra các cơn đau co thắt.
Khi khám thai, các số liệu sẽ cho thấy đỉnh tử cung nhô lên mà chu vi vòng bụng nhỏ hơn tiêu chuẩn tương ứng với tuổi thai. Lúc đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm để đánh giá chính xác về lượng nước ối.
Tăng huyết áp thai kỳ, bệnh tiểu đường, bệnh thận và một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước ối cho mẹ bầu. Vì vậy, những phụ nữ có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh trên nên làm siêu âm định kỳ trong thời gian mang thai để kiểm tra lượng nước ối. Ngoài ra, mẹ bầu mang đa thai hoặc thai quá ngày, già tháng cũng có thể gây nên tình trạng thiếu nước ối.
Dị tật bẩm sinh. Hệ tiết niệu và thận của thai nhi không phát triển khỏe mạnh hoặc đường dẫn nước tiểu bị đóng, bé sẽ không thể duy trì cơ chế nuốt nước – đi tiểu như bình thường.
Tùy vào mức độ và từng giai đoạn bị thiếu ối mà bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho các mẹ.
– Nếu là thiếu, ít nước ối trong 3 tháng đầu (hoặc 3 tháng giữa) thì nguy cơ phải chấm dứt thai kỳ rất cao. Vì nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý của người mẹ, hoặc cũng có thể do thai nhưng khả năng để lại di chứng rất nặng.
– Nếu bà bầu bị ít ối trong 3 tháng cuối: Thì mẹ hãy nghỉ ngơi, thăm khám thường xuyên. Thông thường bà bầu hay bị ít nước ối tuần ở tuần 32, 34, 36, 37. Lúc này hãy bổ sung nước, theo dõi và khám thai, tới bệnh viện truyền dịch để tăng lưu thông máu đến tử cung.
Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu bị ít nước ối nên uống nước gì? Câu trả lời cũng là giải pháp đơn giản nhất đó là các mẹ hãy uống thật nhiều nước lọc, gấp rưỡi bình thường.
Một số cách làm tăng lượng nước ối khi mang thai là: Ngoài nước lọc có thể uống thêm nước mía, trái cây mọng nước giàu vitamin C, sữa… Chú ý nước dừa chỉ nên uống 2 – 3 lần/ tuần còn nước mía thì cũng không nên bổ sung quá nhiều vì hàm lượng đường cao.
Mẹ có thể bổ sung những thực phẩm cải thiện tình trạng thiếu ối như: Cà chua, rau cải bina, súp lơ, cà rốt, dưa chuột…
>>> Xem thêm:
- Thiếu nước ối phải làm sao? Mẹ bầu cần làm ngay những việc này để bảo vệ con
- Chỉ số nước ối có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?
Tùy vào tình trạng, nguyên nhân và độ tuổi thai mà việc thiếu nước ối sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều.
*Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối
Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Kết hợp với việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiếu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối.
Tình trạng ít nước ối trong 3 tháng đầu gây ra những hậu quả nặng nề cho thai nhi cũng như gây tâm lý hoảng sợ cho mẹ bầu. Vì thế đừng bỏ quên các buổi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.