Ăn đúng cách không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt khi bạn dự tính mang thai. Vậy trong quá trình thụ thai không nên ăn gì để chuẩn bị cho một thai kì khỏe mạnh xin gửi tới các bạn tham khảo với bài viết dưới đây.
Trái cây, rau, ngũ cốc luôn là các loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sắp mang thai, nhưng cần quan tâm hơn cả là trong quá trình thụ thai không nên ăn gì: Những thành phần nhân tạo, hormone tổng hợp, các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn trong thực phẩm,... không tốt cho cơ thể mẹ và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi sau này.
Cho đến nay, không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy các loại thực phẩm cụ thể có thể khiến bạn dễ thụ thai hơn nhưng chế độ ăn uống của bạn sẽ quyết định đến >sức khỏe toàn diện cơ thể, từ máu, tế bào đến hóc môn.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống >dinh dưỡng lành mạnh, có sự cân bằng vitamin, khoáng chất, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác sẽ đảm bảo sự hình thành và phát triển của một đứa trẻ. Hơn nữa, một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để tránh các vấn đề không thể đảo ngược như nhẹ cân, phát triển trí não hoặc các vấn đề về tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Thèm ăn nhất thời là việc rất bình thường của cuộc sống nhưng điều quan trọng là không đắm chìm trong việc ăn uống vô thức. Nếu đang mong muốn sớm có con, bạn phải biết cách làm dịu những cơn thèm ăn này tránh tiêu thụ thực phẩm không có chọn lọc, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé trong tương lai. Dưới đây là một số gợi ý quá trình thụ thai nên kiêng gì để tạo tiền đề cho một thai kỳ và em bé khỏe mạnh.
Người ta thường khuyên nên dùng thực phẩm giàu Omega-3 như cá để mang thai khỏe mạnh và an toàn, nhưng nguồn thực phẩm này có thực sự tốt cho sức khỏe? Thực tế, bản thân một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm và cá ngừ, cũng như do sự xuống cấp điều kiện môi trường và sự gia tăng các chất ô nhiễm hiện có trong sinh hoạt và sản xuất, thải thủy ngân ra sông biển nhiều hơn khiến hàm lượng thủy ngân trong cá tăng cao quá mức cho phép gây hại cho sức khỏe.
Thủy ngân là chất độc gây hại hệ thần kinh, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành Methyl thủy ngân. Đây là một loại Neurotoxin thực sự bất lợi cho sự phát triển não bộ của bé. Ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao trước khi bạn mang thai có thể tích tụ thủy ngân trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của em bé.
Ngoài ra, thủy ngân cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản và do hệ thống thần kinh của thai nhi được hình thành trước khi hầu hết phụ nữ biết rằng họ đang mang thai nên hãy tránh ăn cá thủy ngân cao một năm trước khi thụ thai.
Khi chuẩn bị mang thai, nên tránh uống sữa ít béo (sữa tách kem) vì các chất dinh dưỡng thiết yếu thường đã mất đi trong quá trình tách kem sữa.
Ngoài ra, các sản phẩm sữa ít béo có chứa androgen, nội tiết tố nam bị bỏ lại khi chất béo được loại bỏ, có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất nội tiết tố androgen cản trở chu kỳ kinh nguyệt và quá trình sản xuất hormone bình thường dẫn đến sự dao động trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng các bạn không tiêu thụ bất kỳ sản phẩm sữa chưa tiệt trùng nào khác, tránh bổ sung thêm những vi khuẩn không có lợi cho đường ruột và cơ thể.
Chất béo chuyển hóa (TransFat), được tìm thấy trong thực phẩm như khoai tây chiên, bỏng ngô, đồ nướng và thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ khác, có thể gây viêm và kháng insulin, làm đảo lộn và giảm khả năng sinh sản.
Mặt khác, khi lượng chất béo chuyển hóa nạp quá mức cho phép có thể gây xơ vữa thành mạch máu, làm gián đoạn dòng chảy chất dinh dưỡng đến hệ thống sinh sản. Kể cả đàn ông cũng nên giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đặc biệt khi đang cố gắng thụ thai vì không chỉ gia tăng các bệnh tim mạch mà chúng còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Việc ăn hải sản hun khói có thể dẫn đến sự phát triển của hàng loạt vi khuẩn trong cơ thể, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở trẻ, gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Nó thậm chí chứa lượng muối cao có thể làm tăng mức huyết áp và dẫn đến sưng phù trong cơ thể của em bé và người mẹ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không nên tiêu thụ caffeine trước và trong khi mang thai ở phụ nữ. Dù rằng sử dụng caffeine ở mức cho phép vẫn chấp nhận được nhưng sẽ là không đủ với những ai nghiện chất này dẫn đến việc dùng quá mức trong thời gian dài, mà đối với những bà mẹ đang cố gắng thụ thai, dùng các sản phẩm chứa nhiều caffeine có thể gây ra một số vấn đề và khiến họ khó có thai trong khi làm tăng khả năng sảy thai và dị tật bẩm sinh.
Đồ uống như cà phê hay nước ngọt Cola có một lượng caffeine dồi dào trong đó, do đó, họ phải tránh nó để có thai kỳ và một em bé khỏe mạnh.
Một vài nghiên cứu cũng đã chứng minh việc uống nước soda thường xuyên với chế độ ăn không lành mạnh trong thời gian dài sẽ gây giảm khả năng sinh sản. Đó là do việc phải hấp thụ quá nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo trong nước soda gây tình trạng gan, mật, tụy phải tăng năng suất làm việc để xử lý đường dư, tăng insulin, rối loạn trao đổi chất trong cơ thể do quá nhiều đường trong máu và làm thay đổi số lượng vi khuẩn đường ruột, thay đổi môi trường tiêu hóa.
Nếu muốn tăng khả năng sinh sản của mình, hãy tránh các loại thực phẩm làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến, đặc biệt là khi không dùng kết hợp với các loại thực phẩm làm chậm sự gia tăng đó.
Tăng đột biến lượng đường trong máu có thể gây viêm, thay đổi hormone và cản trở sự rụng trứng. Do đó, nên cố gắng chọn các loại thực phấm chứa carbs thuộc loại đốt cháy chậm, chẳng hạn như bánh mì nguyên chất, mì ống hoặc gạo lứt, kết hợp chúng với các thực phẩm giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị rằng những phụ nữ đang cố gắng mang thai nên tránh hoàn toàn rượu, nhưng nếu bạn định uống, khuyên bạn chỉ nên uống bảy ly rượu vang mỗi tuần. Rượu, như thủy ngân, có thể góp phần gây vô sinh và nó làm cạn kiệt vitamin B trong cơ thể, giảm cơ hội mang thai của bạn và ảnh hưởng không tốt đến phát triển của thai nhi.
Vi khuẩn Listeria là một nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm nguy hiểm, ở tình trạng nặng có thể gây nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não, ở phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc em bé sinh ra nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh từ 1-4 tuần.
Thông thường, với người khỏe mạnh, nếu không may ăn một ít thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria cũng không sao nhưng ở những đối tượng đặc biệt thì dù nhiễm 1 lượng nhỏ vi khuẩn Listeria cũng gây bệnh nguy hiểm.
Và một số loại phô mai như phô mai sữa bò Brie, phô mai sữa cừu Roquefort, phô mai mềm Camembert và phô mai xanh Ý Gorgonzola có chứa lượng vi khuẩn Listeria cao hơn các loại khác, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai của bạn.
Thịt chế biến như thịt ăn trưa và xúc xích, cũng như cá hun khói, cũng dễ bị nhiễm khuẩn Listeria. Nếu bạn muốn ăn thịt nguội, khuyên bạn nên chế biến hấp, hâm nóng trước khi ăn để diệt vi khuẩn.
Thịt sống, hải sản và trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella, Coliform hoặc Toxoplasmosis, có thể lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai. Hãy chắc chắn nấu chín tất cả các sản phẩm động vật, và không ăn sushi, gỏi bò sống, cá sống, tiết canh hay các món tương tự.
Đừng sợ hãi nếu bạn đã ăn bất kỳ thứ gì trong số những thứ liệt kê ở trên trong thời gian gần đây dù đang dự tính mang thai, chúng không có khả năng gây hại nhiều trong một chừng mực nào đó. Nhưng nếu muốn an toàn, cách tốt nhất là tiêu thụ những thực phẩm này ở mức tối thiểu khi bạn đang cố gắng mang thai hoặc không ăn các món đó, ít nhất cho đến khi xác nhận đã mang thai.
Không có gì đặc biệt cho một cặp vợ chồng hơn là thụ thai em bé, nó không chỉ mang lại niềm hạnh phúc mà đồng thời còn đòi hỏi rất nhiều tình cảm và sự quan tâm. Làm mẹ là một cảm giác đẹp, nhưng nó cũng cần rất nhiều sự chăm sóc cả trước và sau khi mang thai. Hi vọng bài viết Trong quá trình thụ thai không nên ăn gì đã giúp các bạn thêm kiến thức hữu ích và có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học trước khi bước vào thai kì mạnh khỏe, nhiều niềm vui.