Nhiều mẹ bầu khi mang thai trót lỡ thèm ốc nhưng lại không dám ăn vì sợ không tốt cho sức khỏe thai kỳ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi có bầu ăn ốc được không với những chia sẻ sau đây.
Ốc là loại thực phẩm giàu protein, vitamin E, sắt, magie, kali, photpho, đồng và Selen. Tuy nhiên, chúng lại chứa khá nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, ốc thường sống nhiều ở đáy biển, ruộng đồng nên có thể mang theo nhiều ký sinh trùng. Các loại vật kí sinh trong ốc sống rất lâu, chúng chỉ bị chết trong trong thời gian dài với ở nhiệt độ cao.
Ốc là món khoái khẩu được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon khó cưỡng. Có bầu ăn ốc được không? - Câu hỏi được các mẹ hay tìm kiếm mỗi khi mang thai.
Để đảm bảo có được một món ăn từ ốc thơm ngon và bổ dưỡng, việc làm sạch chúng khỏi các loại vật ký sinh cũng như rong rêu bám trên vỏ ốc là rất cần thiết. Ngoài ra, nên chế biến thịt ốc ở nhiệt độ cao trong thời gian đủ lâu để tiêu diệt tận gốc các loại vi sinh vật có hại.
Theo dân gian, bà bầu ăn ốc khi mang thai thì em bé sinh ra sẽ bị bệnh chảy nước dãi, chậm nói hoặc nóng cơ thể vì các loại nước chấm thường có ớt, gừng, sả. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được những tin đồn trên là đúng sự thật.
“Xét về góc độ >dinh dưỡng, thịt ốc giàu giá trị dinh dưỡng cung cấp canxi cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Vấn đề là ăn ốc như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm" - Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia cho biết.
Trong Đông y, thịt ốc có vị ngọt, tính hàn nên sẽ không tốt cho >sức khỏe của các >mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ. Việc ăn thịt ốc ở giai đoạn này dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày, đồng thời trong ốc chứa nhiều vi sinh vật sống ký sinh dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Vì thế, dù có “bồ kết” món ăn này chúng ta cũng không nên ăn thịt ốc trong 3 tháng đầu mang thai.
Thai phụ từ tháng thứ ba cho đến khi sinh, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng lên rất nhiều. Trong rất nhiều nhóm thực phẩm như thịt nạc, các loại hạt, trứng, bông cải xanh... thì các món ăn chế biến từ nghêu, sò, ốc, hến… lại là lựa chọn tốt.
Ngoài ra, ốc có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, nhiễm trùng, trĩ... Ốc còn là phương thuốc phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông.
Ốc là loại động vật sống nhiều trong môi trường bùn sâu nên thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Bạn có biết, mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống.
Khi mua ốc, các mẹ nên chọn ốc còn tươi sống và chế biến ngay, tuyệt đối không ăn ốc bị chết, có mùi khó chịu vì khi ăn dễ dẫn đến ngộ độc, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột như bệnh tả, tiêu chảy, nôn ói,...
Khi chế biến ốc, trước khi chế biến nên ngâm ốc trong nước gạo, chanh, giấm,... khoảng 2 tiếng để loại bỏ rong rêu, bùn đất và lớp nhớt có trong thịt ốc. Một mẹo nhỏ là bạn có thể cắt vài quả ớt cho vào nước ngâm ốc để ốc nhả các chất bẩn nhanh chóng. Nên nấu ốc chín kỹ trong nhiệt độ cao, không ăn ốc chưa chín kỹ vì chúng có thể chứa các loại vi sinh vật sống ký sinh không tốt cho sức khỏe bà bầu.
Lời khuyên cho các mẹ là không nên ăn ốc quá nhiều bởi có thể dễ dẫn tới đầy bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nên ăn một đến hai bữa một tuần là phù hợp.
Ốc biển hay các loại ốc nói chung đều chứa nhiều protein, các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, cung cấp nhiều canxi hỗ trợ xương mẹ chắc khỏe, đồng thời giúp xương thai nhi cũng được phát triển khỏe mạnh.
Khi mang thai, các mẹ bầu cần chú trọng việc bổ sung canxi cho cơ thể để thai nhi có thể phát triển hệ xương và răng khỏe mạnh. Thiếu canxi sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Thậm chí khi mức canxi xuống quá thấp, bà bầu có thể gặp phải tình trạng co giật rất nguy hiểm.
3 tháng đầu thai kỳ là thời gian các bà bầu được khuyên không nên ăn các loại ốc, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe thai nhi. Từ tháng thứ 3 trở đi, đặc biệt là giai đoạn gần cuối thai kỳ, việc bổ sung thịt ốc cũng rất tốt với các bà bầu thừa cân, vì nó cung cấp ít calo, dù chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ăn ốc quá nhiều trong một bữa cũng như quá nhiều lần trong tuần sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.
Ốc móng tay không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Trong 100g ốc chứa khoảng 25g protein, lượng protein này chiếm 50% lượng khuyến cáo cho một người bình thường có chế độ ăn 2.000 kcal. Nói cách khác, chúng là một trong những nguồn protein tốt nhất để đưa vào chế độ ăn uống của bạn.
Hơn nữa, vitamin B12, các axit béo, Omega 3, axit amin mang lại những lợi ích cho sức khỏe não bộ, đặc biệt là sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Ốc móng tay còn là nguồn cung cấp chất sắt quan trọng trong chế độ ăn uống, cung cấp tới 150% lượng khoáng chất khuyến nghị hàng ngày. Sắt rất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Sắt đảm bảo oxy hóa cơ bắp và các mô thích hợp, góp phần vào mức năng lượng cao và trạng thái chung của thể chất và tinh thần. Thiếu hụt sắt sẽ gây thiếu máu, mức năng lượng thấp và mệt mỏi.
Từ tháng thứ 3 thai kỳ, nếu ăn ốc móng tay vừa phải sẽ giúp bạn có một thai kỳ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên nếu bạn có tiền sử dị ứng với ốc móng tay hoặc các loại động vật có vỏ khác, động vật giáp xác hoặc cá, hãy tránh ăn chúng khi đang mang bầu. Bên cạnh đó, ốc móng tay chết hoặc bị nhiễm vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy là những dấu hiệu ngộ độc điển hình.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có thể có nhiều thay đổi, trở nên mẫn cảm và dễ dị ứng hơn với cả những loại thực phẩm chưa từng gây dị ứng trước đó. Vì thế việc ăn các loại ốc cũng nên cẩn thận.
Nên hạn chế ăn các loại ốc sống ở môi trường độc hại hoặc ô nhiễm. Nếu có tiền sử dị ứng loại ốc nào, không nên ăn chúng, đặc biệt khi bạn đang mang thai. Tuyệt đối không được ăn ốc khi chúng đã chết, không còn tươi hoặc có mùi hôi khó chịu. Nếu ăn ốc, nên chế biến nóng và ăn ngay, không nên để nguội dễ gây khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy,...
Tóm lại, khi mang thai bạn nên hạn chế ăn ốc vào 3 tháng đầu thai kỳ kể cả khi chúng là món khoái khẩu. Từ tháng thứ 3 trở đi, có thể bổ sung ốc vào khẩu phần ăn bổ sung dinh dưỡng suốt thai kỳ nhưng không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hy vọng chúng tôi đã giải đáp được câu hỏi Có bầu ăn ốc được không cho nhiều chị em phụ nữ.