Mang thai là một quá trình thiêng liêng nhưng cũng không thiếu những nỗi lo lắng của các bà mẹ. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ của cơ thể cũng có thể khiến mẹ mất ăn mất ngủ, đặc biệt là tình trạng bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
Đau bụng bên trái ngang rốn trong thai kỳ là tình trạng khá nhiều >mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân của tình trạng này nên thường lo lắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến >sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hãy cùng điểm mặt một số nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn:
Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa đang ngày một gia tăng. Vì vậy nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn có thể do viêm đại tràng gây ra. Thủ phạm dẫn đến căn bệnh này do chế độ >dinh dưỡng không khoa học, do ăn thực phẩm ôi thiu, do điều trị bằng bức xạ hoặc do vi khuẩn, virus gây nên.
Tuy không phải là căn bệnh trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi nhưng viêm đại tràng lại khiến mẹ bầu khó chịu, sức khỏe sa sút. Nếu chủ quan để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân đầu tiên mẹ bầu nên nghĩ đến nếu thấy xuất hiện những cơn đau bụng bên trái ngang rốn. Sỏi thận do các lắng cặn trong thận tích tụ lại thành các viên sỏi có kích thước khác nhau. Khi sỏi di chuyển trong thận hay đi qua đường tiết niệu sẽ gây ra những cơn đau dữ dội rất khó chịu.
Sỏi thận là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như làm cho chức năng hoạt động của thận bị suy giảm hoặc tệ hơn có thể dẫn đến suy thận.
Khi bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn thì có thể đã bị viêm ruột thừa. Ruột thừa nằm ở vị trí ngang rốn. Khi ruột thừa bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, sưng, nghẽn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tắc ruột, viêm ruột nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
Trên đây là 3 căn bệnh mà bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn có thể đã mắc phải. Để đảm bảo phát hiện và điều trị kịp thời mẹ nên tới ngay những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Trên thực tế, khi mang thai rất nhiều thai phụ gặp tình trạng đau bụng ở nhiều vị trí với nhiều kiểu đau khác nhau. Điều này khiến các mẹ hoang mang lo lắng, nhất là những người mới mang thai lần đầu. Dưới đây là một số kiểu đau bụng thường gặp ở bà bầu, mẹ có thể tham khảo để bớt lo lắng hơn nhé!
Xem thêm:
- Bà bầu đau bụng bên phải ngang rốn có gây sẩy thai không?
- Bà bầu đau bụng dưới bên phải do những nguyên nhân gì?
Trong trường hợp này, mẹ bầu thường bị đau bụng trên bên trái kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo với lượng nhỏ. Đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên thai phụ phải chú ý theo dõi, nếu thấy những cơn đau dữ dội và lượng máu chảy nhiều bất thường phải tới ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh hơn về kích thước khiến bụng mẹ to lên. Lúc này vùng xương chậu mở rộng , cổ tử cung cũng căng lên và giãn nở khiến dây chằng và các mô bị chèn ép gây nên hiện tượng đau bụng trên bên trái ở thai phụ.
Thông thường có bầu bị đau bụng trên bên trái không nguy hiểm nhưng nếu trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3, những cơn đau trở nên dữ dội và thường xuyên thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Mẹ bầu không nên chủ quan mà cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp tình trạng trễ kinh, đau bụng dưới bên trái. Trên thực tế tình trạng đau bụng dưới không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở phái nữ. Nếu chỉ gặp tình trạng đau bụng dưới thì chưa đủ cơ sở để kết luận bạn đã có thai. Tuy nhiên nếu bụng dưới lâm râm đau kèm theo những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đã mang bầu rồi đấy:
Trễ kinh: trễ kinh là dấu hiệu ban đầu để nhận biết có thai. Khi cảm thấy bụng dưới bên trái đau lâm râm kèm theo trễ kinh trên 1 tuần bạn nên mua ngay que thử thai để chắc chắn mình có mang bầu hay không.
Ngực đau, căng tức: nguyên nhân của hiện tượng này do sự gia tăng hormone làm hai đầu ngực căng và nhạy cảm. Lúc này toàn bộ bầu ngực và núm vú có sự tăng lên về kích cỡ, quầng vú sẫm màu hơn, các tuyến sữa bắt đầu phát triển.
Mệt mỏi, khó thở: triệu chứng này xảy ra rất sớm, thường khi thai nhi 1 tuần tuổi. Nguyên nhân là do hormone progesterone trong cơ thể được tiết ra nhiều. Ngoài ra cơ thể cần tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp dưỡng chất cho bào thai. Cơ thể người phụ nữ lúc này chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt.
Xuất huyết âm đạo: có tới 75% phụ nữ gặp tình trạng chảy máu âm đạo khi mới có thai. Máu thường có màu hồng lợt, lượng ít và kéo dài trong vài ngày và bắt đầu sớm nhất từ ngày thứ 5, muộn nhất là ngày thứ 15 sau khi quan hệ.
Chú ý:
Nếu tình trạng đau bụng dưới bên trái không kèm theo những dấu hiệu trên thì bạn nên nghĩ tới những bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết, hệ sinh sản, hệ tiêu hóa và một số bệnh khác. Lúc này bạn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương án điều trị thích hợp.
Theo các chuyên gia, hiện tượng đau lâm râm bụng dưới bên trái khi mới mang thai là hoàn toàn bình thường. Lúc này thai đang tìm cách bám vào thành tử cung (hay còn gọi là làm tổ) gây cảm giác tức và đau bụng dưới. Nếu cảm giác đau này đi kèm với những triệu chứng ốm nghén thì đó là điều hết sức bình thường. Sau vài tuần đầu tiên bạn sẽ không còn phải đối mặt với những cơn đau lâm râm bụng dưới nữa.
Tuy nhiên nếu đã qua những tuần đầu tiên mà cảm giác đau lâm râm bụng dưới vẫn không hết, thậm chí liên tục và dữ dội hơn thì bạn cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Hiện tượng đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai ở các thai phụ không phải hiếm gặp. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ mẹ bầu có thể bị căng dây chằng. Đây cũng là lúc tử cung bị kéo dài gây nên những cơn đau bụng đột ngột khi đứng lên ngồi xuống.
Một nguyên nhân khác có thể do khi mang thai tử cung nghiêng bên phải khiến các dây chằng bên trái bị kéo căng. Điều này khiến mẹ bầu thường đau nhói bụng dưới bên trái mỗi khi đứng lên quá nhanh hoặc ho.
Tuy là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ tuy nhiên mẹ bầu không được chủ quan với những cơn đau nhói bụng dưới bên trái. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số trường hợp nguy hiểm sau đây:
Thai ngoài tử cung: khi gặp trường hợp này, thai phụ sẽ thấy những cơn đau nhói dữ dội ở bụng dưới bên trái trong những tuần đầu thai kỳ. Kèm theo đó là hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.
Nhiễm trùng đường tiểu: khi đường tiểu của thai phụ bị nhiễm trùng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nóng rát phần bụng dưới. Bụng trái sẽ xuất hiện những cơn đau nhói ở xương chậu. Khi đi tiểu vùng kín sẽ bị ngứa rát và buốt.
Nguy cơ sảy thai: những cơn đau nhói ở bụng dưới bên trái kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo là dấu hiệu cảnh báo việc sảy thai. Mẹ bầu cần đến ngay bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc khi bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn và những kiểu đau bụng thường gặp ở thai phụ. Hy vọng bài viết trên hữu ích với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh con. Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe và có một thai kì thuận lợi, mẹ tròn con vuông!