Bà bầu ăn cua được không là câu hỏi của nhiều người bởi đây là một loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể.
Việc ăn uống khi mang thai là điều cực kỳ quan trọng đối với bà bầu. Có những loại thực phẩm bình thường ăn sẽ rất tốt nhưng khi mang thai thì lại không nên lựa chọn. Mỗi một giai đoạn của thai kỳ lại yêu cầu mẹ phải bổ sung các dưỡng chất và ăn các loại thực phẩm khác nhau. Vì vậy mẹ cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi lựa chọn.
Cua là một loại thực phẩm rất tốt, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì cũng sẽ gây hại cho >mẹ bầu đó. Vậy thì cùng tìm hiểu xem bà bầu ăn cua được không và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này là gì.
Hải sản là nhóm thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi cho bà bầu. Và cua cũng chính là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng canxi tự nhiên cực lớn cho người ăn. Trong quá trình mang thai, canxi giúp hình thành nên khung xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời tránh việc thiếu hụt canxi ở mẹ. Vì vậy không cần phân vân bà bầu nên ăn cua vào thời điểm nào mà ngay khi có thai mẹ bầu đã có thể ăn cua.
Bên cạnh đó thì trong cua còn chứa omega-3, đạm, các vitamin nhóm B, vitamin A, D tăng cường phát triển của trẻ. Axit amino và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sắt chống lại thiếu máu, Folate ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh…
Trong thịt cua đồng chứa nhiều kẽm và selen. Lượng chất này còn cao hơn cả thịt gà. Vì vậy nếu bạn đang phân vân không biết bà bầu có nên ăn cua đồng không và bầu ăn cua đồng tốt không? Thì câu trả lời dành cho bạn là có và rất tốt.
Còn đối với cua biển thì chất >dinh dưỡng chúng có nhiều nhất là vitamin B12, bên cạnh đó còn có 5-8% là sắt và kali. Tuy nhiên, trong cua biển lại chứa một số chất độc hại gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đó là: Một lượng nhỏ thủy ngân có thể dẫn đến dị tật hệ thần kinh của trẻ. Dioxin, polychlorinated biphenyls gây phát ban, tấn công hệ miễn dịch, phá hủy chức năng của hệ thần kinh, dẫn đến nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non thậm chí là sảy thai. Vì vậy, cần phải tìm hiểu cách chế biến cua biển cho bà bầu để có được một món ăn bổ dưỡng, loại bỏ các chất độc hại.
Tóm lại thì mẹ bầu có thể ăn cua và cũng nên ăn cua. Tuy nhiên, ăn cua như thế nào, chế biến ra làm sao thì cần phải chú ý.
Để giúp cho việc ăn cua đảm bảo an toàn và tốt nhất cho thai nhi và mẹ bầu thì cần phải lưu ý những điều sau đây.
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là phải chọn được nguồn thực phẩm an toàn, cơ sở cung cấp uy tín. Chọn cua còn tươi, sống. Đừng vì tiếc tiền mà lựa chọn những con cua đã chết. Cách để chọn cua là: chọn con tươi, khỏe và cầm chắc tay. Mẹ bầu có thể bấm nhẹ vào phần yếm nếu thấy cứng là cua nhiều thịt.
Mẹ bầu tuyệt đối không ăn cua sống mà cần phải ăn đồ đã qua chế biến để giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn các chất độc trong cua, đặc biệt là cua biển. Như đã nói ở trên, trong cua biển có chứa các loại chất độc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên mẹ bầu cần phải đun chín kỹ thịt cua trước khi ăn.
Hai loại đồ này khi bạn sử dụng cùng với cua sẽ khiến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Đối với phụ nữ có thai thì một tuần nên ăn cua 2 lần với lượng cua khoảng 168g. Để chắc chắn việc bạn ăn cua là an toàn thì hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tùy vào cơ địa của từng người và thể trạng khi mang bầu sẽ quyết định đến việc bạn có nên ăn cua hay không.
Từ cua đồng hoặc cua biển, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ví dụ như: canh cua, nem cua biển, súp cua, cháo cua, cua hấp, cua rang me… Sau đây là gợi ý cách làm một vài món ăn tốt cho bà bầu.
Ăn súp cua khi mang thai rất tốt cho mẹ bầu. Tùy vào sở thích của từng mẹ mà có thể chọn các loại nguyên liệu để làm súp cua. Mẹ bầu có thể tham khảo gồm: cua, xương ống, tôm, trứng cút, nấm đông cô, đậu hà lan, ngô ngọt, trứng gà, bột năng, hành lá, mùi tàu, gia vị.
Đầu tiên, bạn ninh xương ống để lấy nước. Cua đem hấp chín rồi tách lấy thịt. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, phân ở lưng sau đó thái miếng nhỏ. Trứng cút rửa sạch bóc vỏ. Ngâm nấm đông cô với nước cho nở sau đó rửa sạch, thái nhỏ. Ngô tách hạt. Trứng lấy lòng đỏ đánh đều cùng gia vị.
Thực hiện nấu súp cua như sau: Lấy phần nước xương vừa ninh sau đó cho ngô, đậu vào nấu mềm. Tiếp đó cho phần thịt cua, tôm, nấm đông cô cùng trứng cút vào nồi và thêm gia vị vừa ăn. Đun khoảng 7 đến 10 phút thì đổ bột năng pha loãng với nước vào nồi và khuấy đều. Cuối cùng cho trứng vào đánh đều tạo thành các sợi nhỏ đẹp mắt.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm cực kỳ bổ dưỡng
- Cách nấu cháo cua biển cho bé thơm ngon đơn giản tại nhà
Món ăn thứ 2 mà mẹ bầu có thể thực hiện là cháo cua. Các loại nguyên liệu cần thiết là: xương ống, gạo nếp, cua thịt. Cách làm rất đơn giản thôi. Bạn ninh xương lấy nước sau đó cho gạo nếp vào đun. Phần cua hấp chín sau đó tách lấy thịt. Khi cháo đã chín, cho thịt cua vào đun cùng và nêm gia vị vừa ăn.
Như vậy là câu hỏi Bà bầu ăn cua được không đã có câu trả lời. Hãy lựa chọn chính xác, làm đúng cách để có những món ăn bổ dưỡng từ thịt cua.