Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là tối cần thiết bởi không chỉ cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ mà còn đảm bảo được sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai và vượt cạn thành công.
Chế độ >dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng sẽ khác nhau, thông thường được chia làm 3 giai đoạn:
Có thể nói giai đoạn 3 tháng đầu là quan trọng nhất vì lúc này thai nhi còn rất yếu. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu và sự tăng trưởng của bé, cần các chất cần bổ sung là axit folic, sắt, canxi, protein, vitamin và khoáng chất.
- Axit folic: Axit folic còn gọi là vitamin B9, giúp tổng hợp ADN là vi chất tối cần thiết cho sự phát triển toàn diện của tế bào, chủ yếu là hệ thần kinh. Thiếu chất này sẽ gây khiếm khuyết ống thần kinh, thoát vị não, màng não, hở đốt sống, gây nguy cơ dị tật chi, tim, sứt môi, hở hàm ếch…Bà bầu có thể uống theo toa của bác sĩ để cung cấp đủ lượng axit folic mỗi ngày là 400 – 600mcg, tốt nhất nên bổ sung trực tiếp qua các thực phẩm như thịt gia cầm, gan, ngũ cốc, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cam, chuối, chanh, bưởi…, rau xanh bao gồm củ cải, rau dền, bông cải.
- Sắt: Sắt hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy và vi chất dinh dưỡng cho bào thai, phát triển não bộ, tạo nên enzyme hệ miễn dịch cho cơ thể. Thiếu hụt chất sắt sẽ gây sinh non, thiếu cân ở trẻ và gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi, xanh xao cho bà bầu. Để tránh tình trạng trên, bà bầu cần ăn nhiều thực phẩm dồi dào chất sắt như cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và thịt bò. Trung bình khoảng 30mg sắt mỗi ngày là vừa đủ cho cơ thể.
- Canxi: Canxi giúp phát triển hệ thống xương cho bé. Mẹ bầu thiếu canxi sẽ đau cơ, thường xuyên bị chuột rút hoặc nghiêm trọng hơn là co giật, tụt canxi. Còn với thai nhi sẽ gây suy dinh dưỡng hoặc dị tật về xương, thấp, lùn…Mẹ bầu cần bổ sung các loại hải sản chứa nhiều canxi như tôm, cua đồng, sữa tươi, vừng, cà rốt…Lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cần cung cấp cho mẹ là 1200mg – 1500mg/ngày.
- Protein: Vai trò của protein là vận chuyển oxy cho máu, thay thế các mô mới trong cơ thể, tạo ra kháng thể giúp hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm protein bằng các nguồn thực phẩm từ cá, gia cầm, trứng, ngũ cốc, đậu nành, lúa mì, sữa…Trung bình cơ thể bầu cần khoảng 90g protein/ngày.
- Vitamin và khoáng chất: hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cho bà bầu, thường có trong các loại rau xanh và trái cây >mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…Ngoài cung cấp chất cho bé, vitamin và khoáng chất còn giúp mẹ hạn chế táo bón, sạm da, rạn da… lượng tối thiểu là 300gr mỗi ngày.
Là thời kỳ nguy hiểm nhất của thai kỳ và cũng là thời kỳ “nghén” khó chịu nhất của mẹ bầu cho nên lựa chọn được dưỡng chất có thể dễ dàng hấp thụ và đưa vào cơ thể mẹ thật sự không dễ dàng. Tùy vào cơ địa của từng mẹ mà sử dụng loại thực phẩm phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất cho bé. Thông thường, có một số điều sau cần tránh:
- Thực phẩm nhiễm độc
- Thực phẩm chưa tiệt trùng
- Thực phẩm đóng gói sẵn
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… tuyệt đối không được dùng vì sẽ gây sảy thai.
- Không nên uống sữa, nước, nước trái cây trong thời gian gần đến bữa ăn.
- Không ăn thức ăn có mù hành, tỏi, sả và nhiều dầu mỡ.
Giai đoạn này thai nhi cần được đáp ứng kịp thời các chất dinh dưỡng cho sự phát triển, tuy nhiên cũng được gọi là giai đoạn khá thoải mái nhất cho mẹ bầu, được tính từ tuần 14 đến hết tuần 27. Trong tam cá nguyệt thứ 2 này, sự phát triển của thai nhi có nhiều tiến triển thú vị có thể gọi là ngoạn mục.
Giai đoạn này mẹ cần bổ sung đầy đủ tất cả dưỡng chất để cho bé tăng trưởng, lúc này thai nhi đòi khỏi khá nhiều chất sắt. Thiếu chất này, thai phụ dễ bị thiếu màu dẫn đến sinh non. Trung bình cần 15mg sắt tối thiểu trong 1 ngày. Nguồn thực phẩm có nhiều hàm lượng sắt có ở thịt bò, rau lá màu đậm như rau chân vịt, cải xoăn, hạt bí xanh, bí đỏ, đậu phụ…mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt bằng thuốc từ ý kiến bác sĩ.
Tuyệt đối không được ăn kiêng trong giai đoạn giữa thai kỳ vì nếu mẹ khắt khe trong ăn uống sẽ làm thiếu hụt chất cho thai nhi. Hãy ăn uống đúng cách và lựa >chọn thực phẩm để phân bổ dinh dưỡng phù hợp.
Mẹ bầu cần tránh những điều sau:
- Không ăn thực phẩm tái sống: lúc này hệ miễn dịch cả mẹ và bé còn rất yếu, vì vậy thực phấm tái sống rất gây hại vì chứa nhiều loại vi khuẩn. Ăn kỹ, uống sôi sẽ giúp tránh được các bệnh tiêu chảy, đường ruột. Cần tránh ăn phở bò tái, sushi, các món cá chế biến theo kiểu Nhật… khuẩn E.coli gây tiêu chảy và các bệnh đường ruột, vi khuẩn Salmonella gây viêm đường ruột và thương hàn, ký sinh trùng Toxoplasmosis, mầm giun sán…và thương hàn, ký sinh trùng Toxoplasmosis, mầm giun sán…
- Không uống chất kích thích và có cồn: trà, cà phê, rượu, bia cần được loại khỏi trong quá trình mang thai, chúng sẽ gây chậm phát triển cho thai nhi, cũng có nguy cơ sẩy thai khá cao.
- Không lạm dụng bột ngọt (mì chín) trong nêm nếm thức ăn vì thành phần Sodium Glutamate làm cản trở quá trình hấp thụ kẽm của mẹ. Đồng thời, bột ngọt ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai.
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển toàn diện của bé, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất trước khi vượt cạn và cũng là giai đoạn tăng cân rất nhanh do bé hấp thụ rất tốt. Có thể nói là thời điểm nước rút để chuẩn bị chào đón một sinh linh chào đời. Càng không nên kiêng cử quá khắt khe mà bổ sung hết tất cả các dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của bé. Cụ thể dinh dưỡng cho bà bầu từng tháng như sau:
- Tháng thứ 7: bé cần cung cấp các axit béo cho sự phát triển của hệ thần kinh vì lúc này não bé đã đạt khoảng 25% não người lớn. Bên cạnh đó vitamin C cũng giúp mẹ bầu hấp thụ canxi và sắt nhanh hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo nằm trong một số loại hạt hướng dương, bí, lạc…và cá hồi, cá ngừ, cá thu…
- Tháng thứ 8: Giai đoạn này mẹ dễ gặp phải chuột rút và ợ nóng, khó tiêu, đồng thời cần nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein vì chúng giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ. Vì vậy, để giảm táo bón cần cung cấp chất xơ tiêu hóa từ rau quả, trái cây như đu đủ chín, khoai lang, súp lơ xanh, phô mai…Thực phẩm tốt cho bầu sữa mẹ gồm thịt, sữa, cá, giò heo…Cần chia nhỏ nhiều bữa ăn khác nhau trong ngày để quá trình hấp thụ nhanh hơn và cũng đừng quên uống ít nhất 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, lúc này mẹ nên tăng cường ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều canxi, hàm lượng canxi cần thiết cho giai đoạn 3 tháng cuối này là khoảng 1200mg/ngày.
- Tháng thứ 9: Tháng này mẹ nên duy trì để tăng cân chậm lại, mặt khác vẫn phải bổ sung đủ chất cho cơ thể, chủ yếu là sắt và canxi để tránh thiếu máu khi sinh. Trái cây khô, thịt bò, đậu là nguồn thực phẩm dồi dào sắt. Nếu mẹ không ăn được nhiều thì nên uống thêm thuốc sắt từ tư vấn của bác sĩ. Uống nước nhiều để ngăn ngữa viêm đường tiết niệu, thiếu nước cũng dẫn đến sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu cần hạn chế nước ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ. Lưu ý không được ăn thơm, lá tía tô, rau húng quế vì khả năng gây co bóp tử cung cao.
Mẹ bầu cần hết sức chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong cả 3 giai đoạn. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cùng như dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối đều quan trọng như nhau. Nếu như giai đoạn đầu thai yếu thì giai đoạn giữa bắt đầu ổn định và giai đoạn cuối lại cực ký nhạy cảm để theo dõi những thay đổi trên cơ thể mẹ như các dấu hiệu vỡ ối…