3 tháng cuối là giai đoạn mẹ cần tăng cường thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý hơn đến dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ, hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ để xây dựng được thực đơn khoa học.
3 tháng cuối thai kỳ, bé yêu sẽ bắt đầu hoàn thiện đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, đồng thời có sự gia tăng về kích thước, khối lượng cân nặng nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời điểm nước rút này mẹ cần phải xem xét và quan tâm đến >chế độ >dinh dưỡng của mình nhiều hơn. Theo các chuyên gia, >mẹ bầu cần ăn nhiều và đa dạng các thực phẩm để cung cấp đủ >dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ, giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, đặc biệt hỗ trợ sự phát toàn diện cho bé yêu.
Dinh dưỡng của mẹ gắn liền với sự phát triển cân nặng, thể trạng của bé yêu. Do đó, thời gian này mẹ cần phải duy trì một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, có đủ năng lượng, khoáng chất, chất xơ và các vitamin cần thiết. Bổ sung cân đối và phù hợp theo từng tháng.
Dinh dưỡng trong thứ tháng 7
Tháng thứ 7 là khoảng thời gian não bộ của bé phát triển nhanh, ước chừng lúc này não của trẻ đạt khoảng 25% não người lớn. Vì vậy, thời gian này trẻ cần được cung cấp nhiều axit béo để phát triển hệ thống thần kinh. Mẹ có thể bổ sung axit béo thông qua các loại thực phẩm thực lành mạnh như hạt hướng dương, hạt bí, lạc, vừng… các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…). Bên cạnh đó trong quá trình chế biến thức ăn có thể cho thêm 1-2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi, bơ… Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, thời gian này mẹ cần bổ sung khoảng 200mg axit béo Omega 3 mỗi ngày. Đặc biệt, là lượng omega 3 từ cá hồi. Ngoài axit béo, trẻ cũng cần được bổ sung một lượng lớn vitamin C để phòng ngừa sinh non, vỡ ối sớm. Vitamin C cũng giúp cơ thể mẹ hấp thu sắt và canxi tốt hơn, hạn chế được tình trạng thiếu máu, loãng xương sau khi sinh. Hàng ngày mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, ổi, đu đủ…
Chế độ >dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Trong thời điểm tháng thứ 8, mẹ dễ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, khó tiêu. Để làm giảm tình trạng này, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều chất xơ từ các thực phẩm tươi mát như rau quả, trái cây (đu đủ chín, khoai lang, các loại rau xanh…). Bên cạnh đó, tháng thứ 8 bụng bầu đã rất lớn, mẹ dễ gặp phải tình trạng phù thũng chuột rút, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Lúc này mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu Canxi và phốt pho như súp lơ xanh, sữa, phô mai… để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung thêm Canxi và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Đặc biệt trong thời gian này, mẹ không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng, cũng như không nên ăn quá no sẽ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Thay vào đó, mẹ hãy chia làm nhiều bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thụ. Đồng thời đừng quên bổ sung 1.5-2 lít nước/ngày để cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Trong thời gian này, các chị em cũng cần ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein dồi dào, để kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ như thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt… Để sau khi sinh không bị tắc hoặc thiếu sữa cho con bú.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9
Bổ sung dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ bạn cần đặc biệt chú ý đến tháng thứ 9. Đây là tháng cuối cùng trước khi bé ra đời. Chính vì vậy thời điểm này mẹ cần cung cấp nhiều năng lượng, tăng cường sức đề kháng, chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ vượt cạn sắp tới.
Những thực phẩm để bổ sung năng lượng tuyệt vời cho mẹ trong giai đoạn này như thịt gà, cá và những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như gạo, ngũ cốc… Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu Canxi, để cung cấp khoảng 1200mg/ngày, thông qua các thực phẩm như hải sản, sữa, sữa chua… Ngoài ra, thời gian này mẹ cần được bổ sung hàm lượng sắt lớn, khoảng 30mg/ngày để tránh tình trạng thiếu máu. Những thực phẩm giàu sắt có thể bổ sung như trái cây khô, thịt bò, đậu, rau lá xanh…
Trái cây và rau củ chiếm khoảng 30% tổng số lượng thực phẩm mà mẹ bầu cần ăn mỗi ngày trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung các loại trái cây sau đây vào trong bữa ăn hàng ngày.
Quả Dâu
Mặc dù lượng omega-3 trong dâu không phong phú như cá. Tuy nhiên việc bổ sung khoảng 300g dâu tây mỗi ngày cũng mang lại 200mg omega-3 và 250mg omega-6 cần thiết cho việc gia tăng cân nặng và phát triển bộ não cho thai nhi. Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dự trữ mỡ dưới da để giúp bé khỏe mạnh khi ra khỏi bụng mẹ và làm quen với môi trường bên ngoài. Do đó, việc ăn các loại trái cây giàu axit béo omega 3 như dâu rất có lợi cho quá trình phát triển của bé yêu.
Quả Bưởi
Quả bưởi có hàm lượng vitamin C dồi dào để bồi bổ cho bà bầu 3 tháng cuối. Lượng vitamin này giúp phòng ngừa tình trạng vỡ ối sớm, đồng thời cũng giúp mẹ hấp thu canxi và sắt tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho bé trong giai đoạn này.
Quả Chuối
Chuối là thực phẩm vô cùng lành mạnh tốt cho mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ. Hàm lượng chất xơ trong loại quả này giúp làm giảm tình trạng táo bón để không gây ra bệnh trĩ đau đớn, khó chịu trong thời gian này. Bên cạnh đó, chuối cũng rất giàu Kali và dưỡng chất giúp duy trì huyết áp, nhờ đó bé yêu luôn được nhận đủ nguồn dinh dưỡng và oxy từ mẹ.
Quả bơ
Nếu đang còn băn khoăn không biết mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì thì bạn hãy nhanh chóng bổ sung bơ vào thực đơn dinh dưỡng nhé! Bởi loại quả này là một nguồn cung cấp omega 3 tuyệt vời, mang lại nhiều năng lượng cho thai nhi trong những tháng cuối thai kỳ, cần thiết cho sự phát triển bộ não. Bên cạnh đó, bơ cũng rất giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng giảm cholesterol, giúp mẹ phòng tránh tình trạng táo bón và bệnh trĩ thường xảy ra.
Quả mơ
Ở những tháng cuối, mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu, do đó cơ thể cần được bổ sung thêm sắt từ các viên uống. Tuy nhiên mẹ không nên bỏ qua nguồn sắt tự nhiên từ thịt, trứng, gan… đặc biệt là từ quả bơ. Đây là nguồn bổ sung chất sắt dồi dào và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chuẩn bị tốt nhất cho công tác vượt cạn.
Quả kiwi
Loại quả này giàu vitamin C và chất xơ, giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, có tác dụng chống lão hóa và tăng cường miễn dịch. Vì thế hàng ngày mẹ có thể uống một ly sinh tố kiwi để cung cấp năng lượng cho con.
>>> Xem thêm:
- Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
- Điều ít mẹ bầu biết: 3 tháng cuối ăn gì để con thông minh vượt trội?
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các chị em biết được cách xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ hợp lý. Và từ đây có thể giải đáp được vấn đề bầu 3 tháng cuối ăn gì để con tăng cân cũng như 3 tháng cuối thai kỳ không nên ăn gì, để mẹ khỏe, không bị thiếu chất và làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của thai nhi.