Đây chính là lý do phải đun nước sôi khi nhà có bà đẻ - chị em đã biết chưa!
1/ Nước sôi tạo điều kiện cho cuộc sinh suôn sẻ
Không chỉ làm cho không khí trong căn phòng ấm áp, nước sôi còn được dùng để vệ sinh cho sản phụ. Việc vệ sinh này không chỉ thúc đẩy cổ tử cung nở ra để cuộc sinh nhanh hơn mà còn tránh nhiễm trùng. Sản phụ được lau rửa bằng nước ấm đã nấu kỹ cũng sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh.
2/ Nước sôi để khử trùng dụng cụ
Ngày xưa, khi khoa học chưa phát triển như hiện tại, trong những ca sinh nở, người ta dùng nước sôi để khử trùng các dụng cụ sinh nở, cắt dây rốn… Bà đỡ còn dùng nước nóng để rửa tay sạch sẽ trước và sau khi bắt đầu công việc của mình.
3/ Nước nóng để tắm cho em bé
Sau khi em bé lọt lòng mẹ, trên người bé sẽ đầy chất gây màu trắng, máu và thậm chí cả phân su. Nếu tắm rửa cho bé bằng nước lạnh, không chỉ khó làm sạch bé mà còn khiến bé bị lạnh. Do đó, người xưa thường pha nước ấm để tắm cho em bé sơ sinh.
4/ Cắt dây rốn
Khi còn ở trong bụng mẹ, em bé kết nối với mẹ bằng một sợi dây là dây rốn. Khi bé được sinh ra, dây rốn sẽ được cắt. Người xưa dùng nước sôi để khử trùng dụng cụ cắt dây rốn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Chăm sóc đúng cách sản phụ sau sinh
Sau sinh sản phụ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu >dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá độ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Để có đủ sữa cho con bú, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và uống thêm nước hoa quả, sữa.
Đối với vú, sau khi sinh từ 2-3 ngày, sữa bắt đầu tiết ra, nên cho bé bú ngay sữa non, bú nhiều lần trong ngày để kích thích tiết sữa. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi.
Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó với con nơi người mẹ.