Đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai là bị sao, có nguy hiểm không? Cùng tham khảo các thông tin liên quan bà bầu đau bụng trên bên trái và cách chữa hiệu quả, an toàn nhất.
Đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai đa số liên quan đến sự phát triển thai nhi, rạn da và căng cơ trong suốt thai kỳ tuy nhiên nó cũng có thể do các nguyên nhân khác như đau loét dạ dày và viêm tụy, do đó các >mẹ bầu đau bụng trên bên trái không nên chủ quan, hãy đi sớm khám nhất có thể và tiến hành các phương pháp điều trị sau đó.
Bụng trên bên trái là một phần của khu vực bụng, vùng bụng trên bên trái ở phần tư bên trái bụng, khu vực xương sườn.
- Lách.
- Một phần bụng.
- Một phần tuyến tụy
- Thận trái (ở phía sau lưng các cơ quan khác) và tuyến thượng thận trái.
- Phần trên của ruột già (đại tràng).
- Một phần nhỏ của gan (Gan phần lớn nằm ở bên phải, nhưng có một phần nhỏ thuộc khu vực bụng trên bên trái).
Trong thai kỳ, có một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu đau bụng trên bên trái là:
- Áp lực cực lớn của tử cung đè lên các cơ quan khác, ép chúng vào cơ hoành và gây ra các cơn đau, thường cảm nhận rõ rệt nhất khi nằm thẳng, cúi người hoặc có vận động mạnh.
- Chứng khó tiêu thường gặp trong thai kỳ, kèm theo ợ nóng, trào ngược axit và đầy hơi, tăng thêm áp lực lên dạ dày khiến bà bầu bị đau nhói bụng trên bên trái.
- Đau bụng trên bên trái khi mang thai cũng có thể do mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc nhiễm trùng này có thể gây đau ở bất cứ đâu dọc theo đường tiết niệu. Nếu sốt và đau trong một tuần không đỡ, mẹ bầu cần đi khám khẩn cấp.
- Đau dây thần kinh, đau lưng do việc đè nặng tăng áp lực lên khung xương và các dây thần kinh, khiến mẹ bầu có những cơn đau bụng trên bên trái không thường xuyên.
- Đau bụng trên bên trái có thể là dấu hiệu của bong nhau thai, dọa sẩy thai và sẩy thai rất nguy hiểm. Nếu đau bụng trên bên trái, rồi lan toàn bụng, đau từng cơn kèm ra máu thì bà bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.
- Khi đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai theo từng cơn vào thời điểm cuối của thai kỳ thì rất có thể mẹ đang trải qua những cơn gò và sắp sinh.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng một bên thường tiềm ẩn nhiều dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến tình trạng viêm nhiễm hoặc khối u cho mẹ bầu như:
Lá lách ở phía sau dạ dày, dưới và sau xương sườn dưới bên trái. Chức năng chính của nó là lọc máu, tạo tế bào máu mới, lưu trữ tiểu cầu, là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi mẹ bầu đau bụng phía trên bên trái khi mang thai có thể do lá lách bị phình to, đầu tiên sẽ có các cơn đau rất nhẹ, kèm mệt mỏi và đôi khi bị sốt kèm đau họng, nếu vỡ lá lách sẽ là một cơn đau dữ dội đột ngột.
Tất cả các vấn đề liên quan đến phần trên và phần dưới ruột đều có thể khiến đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai. Như là:
- Viêm loét dạ dày, đại tá tràng: Loét dạ dày có xu hướng đau ở giữa bụng ngay dưới xương sườn. Mẹ bầu thấy sẽ thấy đau rõ nhất sau khi ăn hoặc khi nằm xuống vào ban đêm.
- Đau ruột thừa: Thông thường cơn đau do viêm ruột thừa thường xảy ra ở bụng dưới nhưng đôi khi lại xảy ra đau vùng bụng trên bên trái. Nó thường đi kèm với sốt và thói quen đại tiện thay đổi.
- Táo bón: Táo bón là vấn đề thường gặp khi mang thai ở các bà bầu, táo bón gây khó chịu ở bất cứ đâu trong khu vực bụng.
- Hội chứng ruột kích thích: Có thể gây đau ở bất cứ đâu trong bụng, vì nó thường gây đầy hơi nên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và có thể có cơn đau ở bụng trên phía bên trái, kèm theo bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể bị đau bụng trên bên trái do bị Zona thần kinh, sẽ bị đau trong vài ngày trước khi phát ban phồng rộp xuất hiện. Cơn đau dai dẳng, nóng rát khiến mẹ bầu khó chịu, nếu đau dài ngày không khỏi nó được gọi là đau dây thần kinh postherpetic (PHN).
Các vấn đề với thận trái có xu hướng khiến mẹ bầu đau nhiều hơn ở bên trái bụng hoặc ở lưng, nhưng cơn đau có thể lan rộng phía trước bụng. Sỏi thận có thể gây đau dữ dội kèm các cơn co thắt kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Động mạch chủ là mạch máu chính của cơ thể, đưa máu từ tim đi qua vùng bụng, đưa máu xuống chân và các nơi khác. Ở một số mẹ bầu, động mạch chủ bị viêm, sưng gây đau nhói vùng bụng trên bên trái. Nếu vỡ mạch máu, bạn sẽ bị đau rất dữ dội ở bụng, lưng, ngực và thực sự cảm thấy rất không khỏe. Đây là một cấp cứu y tế khẩn cấp và cần điều trị ngay lập tức.
Tuyến tụy nằm ở giữa phần trên của bụng. Mẹ bầu sẽ bị đau bụng trên bên trái trong trường hợp viêm tụy cấp, với viêm tụy mãn tính ngoài đau bụng trên sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn. Cơn đau thường ở trung tâm của phần trên của bụng, nhưng có thể cảm thấy ở bên trái. Trong viêm tụy cấp thường có sốt và bạn có thể cảm thấy rất không khỏe.
Ngoài ra, nếu có u tuyến tụy cũng sẽ gây ra tình trạng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai
Phần dưới của phổi và phần trên của bụng chỉ được phân tách bằng cơ hoành nên các vấn đề với phần dưới của phổi có thể khiến mẹ bầu nhầm lẫn, như thể cơn đau nằm ở phần trên của bụng. Các vấn đề có thể gây đau bao gồm nhiễm trùng như viêm phổi hoặc viêm màng phổi. Bạn thường sẽ có các triệu chứng khác như ho, nhiệt độ cao (sốt) hoặc đau khi thở.
Các vấn đề với trái tim thường gây ra đau ở ngực. Tuy nhiên, các khoang ngực và bụng rất gần nhau và đôi khi mẹ bầu cảm nhận nó đau nhiều ở bụng trên bên trái hơn là đau ngực. Các vấn đề về tim gây ra cơn đau này bao gồm:
- Đau thắt ngực: Cơn đau thường xuất hiện khi bạn làm việc quá sức và sẽ ổn định khi nghỉ ngơi.
- Một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim): Gây đau đớn đột ngột, cũng có thể đau ở cánh tay trái, khó thở. Gọi xe cứu thương ngay lập tức nếu nghĩ rằng mẹ bầu đang bị đau tim.
- Viêm màng ngoài tim: Đây là một tình trạng viêm của màng túi xung quanh của tim. Thông thường, nó làm mẹ bầu đau ngực, thường kèm theo sốt.
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này cho đến khi biết nguyên nhân cơn đau của bà bầu là gì. Khi bị đau bụng bên trái, bà bầu nên sắp xếp để đi khám bác sĩ sớm nhất, sớm tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị để không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Bạn có thể sẽ được yêu cầu cung cấp một mẫu nước tiểu, để kiểm tra màu sắc và loại trừ các vấn đề về thận. Bạn cũng có thể phải đi xét nghiệm máu. Chúng có thể bao gồm các xét nghiệm để:
- Kiểm tra chức năng của tuyến tụy, gan và thận.
- Loại trừ bất kỳ viêm hoặc nhiễm trùng trong hệ thống.
- Sàng lọc u lympho, leukaemias và xem bạn có bị thiếu máu.
- Kiểm tra mức đường máu.
Trong các trường hợp phức tạp hơn, nếu nghi ngờ có vấn đề về tim hoặc phổi, có thể cần phải thăm khám sâu hơn như chụp chiếu, siêu âm, đo điện tâm đồ, các kiểm tra phù hợp với >sức khỏe của bà bầu.
Nếu có vấn đề với dạ dày hoặc ruột, có thể tiến hành nội soi bên trong, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm để xem xét lá lách, tuyến tụy hoặc thận.
Không phải ai cũng cần phải làm tất cả các xét nghiệm này, nó thay đổi tùy theo tình trạng thực tế của từng bà bầu.
Tiếp theo, phụ thuộc vào kết quả những gì kiểm tra và các xét nghiệm ở trên đã gợi ý. Trong một số trường hợp sẽ không cần xét nghiệm thêm - ví dụ, bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán các trường hợp do bị bị khó tiêu, hoặc táo bón hoặc bệnh zona,... Việc cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sao cho phù hợp
Một số cách chữa đau bụng trên bên trái có thể áp dụng trong trường hợp này là:
- Ngủ nghiêng sang phải giúp giảm bớt áp lực bụng trên bên trái ở một mức độ nào đó, sử dụng gối để nâng đỡ bụng.
- Sử dụng đai hỗ trợ chuyên dụng cho bà bầu giúp giảm đau lưng và đau bụng khi bạn đang đứng.
- Để giảm ngứa hoặc kích ứng bụng trên, hãy thử các loại kem bôi da an toàn khi mang thai giúp làm dịu da ngứa và giảm kích thích.
- Mặc quần áo rộng để tránh quần áo cọ sát vào bụng.
- Bạn có thể sử dụng dầu cây trà để giảm đau. Dầu cây trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp giảm hoặc hạn chế nhiễm trùng.
Các trường hợp do các nguyên nhân phức tạp hơn sẽ tùy thuộc theo điều trị của bác sĩ.
Nhìn chung, hướng điều trị sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân của cơn đau. Đối với phụ nữ mang thai, việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Hãy đi khám thường xuyên và tới bệnh viện ngay khi thấy đau bụng trên bên trái khi mang thai kèm các triệu chứng như sốt, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi để chữa trị kịp thời, đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.