Những nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng khi mang thai 5 tuần? Liệu đây có phải là dấu hiệu sảy thai và bệnh lý? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.
Những biểu hiện >đau bụng khi mang thai 5 tuần diễn ra tương đối phổ biến trong thai kỳ của các >mẹ bầu, nhưng điều này vẫn khiến các mẹ rất hoang mang và sợ hãi rằng bé yêu có đang khỏe mạnh không. Vì tháng thứ 5 là thời kỳ đầu thai nhi mới bắt đầu phát triển nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các biểu hiện của cơn đau và các triệu chứng đi kèm để có thể phỏng đoán nguyên nhân chính xác.
Khi mang thai 5 tuần bị đau bụng dưới, bạn cần tỉ mỉ theo dõi từng biểu hiện nhỏ nhất. Nếu cơn đau xuất hiện kèm theo với những triệu chứng sau đây, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc thích hợp:
Đây là những trường hợp hết sức nguy hiểm cần được cấp cứu y tế khẩn cấp. Nếu mẹ bầu nào có những triệu chứng trên hãy tới ngay những bệnh viện gần nhất để nhận được sự trợ giúp kịp thời. Tuyệt đối không được coi nhẹ, chủ quan với >sức khỏe của mình và thai nhi.
Đau âm ỉ, đau nhói bụng dưới khi mang thai 5 tuần thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có những nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những trường hợp rất nghiêm trọng. Để hiểu rõ các trường hợp có thể xảy ra, các mẹ hãy đọc kỹ những nguyên nhân được phân tích dưới đây.
Theo các cơ chế sinh học, khi tinh trùng vào làm tổ trong trứng, quá trình thụ thai và hình thành hợp tử thai nhi bắt đầu. Khi hợp tử này được hình thành chắc chắn, nó sẽ từ từ di chuyển vào tử cung của mẹ qua ống dẫn trứng, sau đó bám vào thành tử cung và làm ổ tại đây.
Trong quá trình hợp tử di chuyển, thường là khoảng tuần thứ 5-7, những cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện, thỉnh thoảng sẽ hơi đau nhói nhưng rất ít. Đây là hiện tượng rất tự nhiên và hoàn toàn không phải các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe thai kỳ. Khi hợp tử đã làm ổ xong và ổn định, cơn đau này sẽ tự khắc hết đi mà không cần can thiệp.
Táo bón nghe có vẻ “không liên quan gì” tới việc đau bụng thai kỳ, nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ thai 5 tuần đau bụng âm ỉ. Nguyên do là bởi sức ép của thai nhi lên ruột khiến hoạt động của ruột bị ảnh hưởng, giảm khả năng hoạt động, dẫn đến hình thành táo bón. Khi các mẹ bị táo bón, đường ruột trở nên cứng và khó chịu cũng làm vùng bụng dưới bị đau râm ran. Cơn đau sẽ thuyên giảm rồi chấm dứt khi chứng táo bón của mẹ được cải thiện.
Khi mang thai, vùng bụng của các mẹ càng ngày càng lớn dẫn tới gia tăng về trọng lượng. Điều này khiến nhiều dây chằng liên kết khớp xương, mạch máu, vùng da bị kéo căng theo. Do đó, những cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện do sự kéo căng này, đặc biệt khi các mẹ vận động mạnh cơn đau sẽ thể hiện rõ hơn.
Căng thẳng tâm lý không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên đường ruột mà còn tác động lên việc tiết hóc môn sinh dục, từ đó khiến vùng bụng dưới của bạn trở nên khó chịu hơn nhiều.
Khi các mẹ đã từng sinh mổ trước đó, hoặc trải qua các loại tiểu phẫu ở vùng bụng dưới, chúng có thể để lại những tác dụng phụ lên khu vực này. Chẳng hạn như đường khâu cũ, nơi làm tiểu phẫu cũ có thể bị rạn và bị nhạy cảm hơn những nơi khác. Kết quả tạo ra những khó chịu nhất đinh lên vùng bụng dưới của mẹ bầu.
Đây là một nguyên nhân gây ra đau bụng dưới vô cùng nguy hiểm với những người mang thai. Nó không chỉ đe dọa tới an toàn thai kỳ mà còn cả sức khỏe của bà mẹ. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Nếu bạn xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới, đó có thể là biểu hiện của việc mang thai ngoài tử cung khiến thai bị vỡ, vòi trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc vừa mất thai vừa tác động xấu tới tử cung và buồng trứng. Trong trường hợp không kịp thời loại bỏ, hệ quả không chỉ là việc giảm khả năng có thai, giảm khả năng buồng trứng mà còn có thể khiến mẹ bầu tử vong vì biến chứng nặng.
Sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân khác khiến vùng bụng dưới bị đau trong tháng thứ 5, nhưng cơn đau sẽ không đến một mình mà còn đi kèm những triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội với mức độ tăng,…Nếu thấy những dấu hiệu có liên quan tới nguyên nhân này bạn cần tới trung tâm y tế cấp cứu ngay lập tức.
Tuy không quá phổ biến nhưng tiền sản giật có thể khiến các mẹ bị đau bụng dưới, kèm theo choáng váng, buồn nôn, đi ngoài,….
Theo đông y, gừng có tác dụng hỗ trợ việc lưu thông khí huyết, làm giảm các cơn đau bụng, kích thích quá trình tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng. Sử dụng gừng đúng cách trong thai kỳ sẽ giúp các chị em giảm thiểu và phòng tránh được rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Bạn có thể ăn kèm gừng trong các món ăn, uống một chút trà gừng ấm, kẹo gừng,…Nó sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, thai nghén và đau bụng dưới trong thai kỳ.
Tuy nhiên, cần có hướng dẫn sử dụng gừng chính xác để đạt được hiệu quả và không gây hại cho thai nhi, hãy hỏi thăm ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.
Những loại chất và thực phẩm có tính chất trên có tác động xấu tới quá trình mang thai, khiến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi bị ảnh hưởng. Để bảo vệ bé yêu, bạn nên giảm thiểu tối đa những thói quen ăn uống này.
Tuần thứ 5 là thời kỳ các mẹ bầu vẫn trong quá trình thai nghén, việc tăng cường và cải thiện chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng thai nghén mà còn giúp giảm thiểu các triệu chứng đau bụng dưới do nguyên nhân sinh lý. Nên chú trọng bổ sung các loại vitamin, chất khoáng, protein để có sức khỏe tốt và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Trong trường hợp nếu bạn muốn sử dụng các loại thực phẩm chức năng thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Để làm giảm và điều trị táo bón thì việc đầu tiên là các mẹ phải uống nhiều nước, kết hợp với tăng cường hấp thụ các chất khoáng, chất xơ, vitamin tự nhiên,…Nên ăn nhiều rau và các loại hoa quả hơn. Vì táo bón thai kỳ diễn ra rất thường xuyên và dễ quay lại nên các mẹ phải thật kiên trì trong các chế độ ăn của mình.
>>> Xem thêm:
- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 có nguy hiểm không?
- Chuyện gì xảy ra nếu đau bụng khi mang thai tháng đầu?
Chăm chỉ tập thể dục và vận động thường xuyên không chỉ khiến cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cho các quá trình sinh lý của cơ thể. Tập thể dục giúp khí huyết điều hòa tốt hơn, các xương khớp hoạt động khỏe hơn, giảm các chứng căng dây chằng hay rối loạn đường ruột.
Đau bụng khi mang thai 5 tuần có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cần tùy theo biểu hiện để chọn cách ứng phó thích hợp. Hãy làm theo những hướng dẫn trên của chúng tôi để góp phần giảm thiểu và phòng tránh đau bụng dưới trong các tháng thai kỳ thật hiệu quả.