Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là một hiện tượng bình thường nhưng lúc này thai còn quá yếu nên khiến nhiều mẹ cảm thấy hoang mang. Đó là vì một số mẹ vẫn chưa tiếp cận được các kiến thức khi mang thai. Khi nắm vững được nền tảng thì các mẹ có thể yên tâm để xử trí nhé!
Lo lắng về đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu khiến nhiều chị em phụ nữ bị stress nặng dẫn đến sảy thai do em bé lúc này vẫn chưa bám chắc vào thành tử cung. Căng thẳng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho thai phụ trong thời kỳ đầu thai nghén.
Vậy thì chúng ta cùng phổ biến các kiến thức bổ ích cho các >mẹ bầu để có một nền tảng vững chắc và trở thành một bà mẹ thông thái để bảo vệ >sức khỏe cả mẹ và bé nhé!
Kiến thức đầu tiên chúng tôi mong muốn chia sẻ đến các mẹ bầu là đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên là gì? Khi chúng ta hiểu rõ về bản chất của nó thì mới có được hướng xử lý phù hợp.
Tuổi thai được tính như thế nào? Rất nhiều mẹ bầu vẫn tính sai ngày đấy! Chúng được tính từ ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Theo các bác sĩ thì trung bình tuổi của thai kỳ sẽ kéo dài 40 tuần (280 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Như vậy, được tính ngay thời điểm rụng trứng tức là bạn đã có thai 2 tuần.
Và em bé bắt đầu được hình thành ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3, điều đó đồng nghĩa với việc tuổi thai đã được tính là 3 tuần chứ không phải gọi là tuần đầu, các mẹ nhé!
Nhìn chung thì các dấu hiệu cũng như khi bạn trải qua chu kỳ kinh nguyệt, cũng sẽ bao gồm đau bụng dưới râm ran, ra máu âm đạo, đau lưng, bụng hơi chướng, đau đầu và tâm trạng khó chịu, thay đổi thất thường. Nhưng có thêm một vài biểu hiện khác, khi bạn lưu ý kỹ sẽ nhìn thấy như là:
- Chất nhầy ở cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu.
- Tăng nhiệt độ cơ thể.
- Hai bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm.
- Nhạy cảm với mùi.
- Tính khí thất thường.
- Tiểu nhiều hơn trong ngày.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi rất nhanh.
- Buồn nôn
Hầu hết các cơn đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu âm ỉ sẽ qua nhanh và chóng khỏi. Tuy nhiên, có thai là một việc không thể chủ quan, nếu như hiện tượng đau bụng khác thường như cơn đau ngày càng dữ dội thì cần đề phòng các trường hợp nguy hiểm như sau:
- Phôi thai cấy vào trứng do trứng đã gặp tinh trùng và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ khiến bạn cảm giác tưng tức vùng bụng dưới hoặc cơ địa bạn thuộc dạng ốm nghén nặng cũng gây ra đau bụng dưới.
- Dấu hiệu tiền sản giật bao gồm đau căng vùng bụng trên, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn.
- Mang thai ngoài tử cung là khi bạn có cảm giác đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê ra ngoài từ đường âm đạo. Ngoài ra, các dấu hiệu kèm theo bao gồm buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu.
- Nguy cơ sảy thai diễn ra khi có các biểu hiện như các cơn căng tức, đau liên túc không giảm, đau cuồn cuộn từng cơn, sau đó ra máu tươi, máu đóng cục…
- Nhiễm trùng đường tiểu thường là căng tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang, đi tiểu rát và đi nhiều gây nhiễm trùng thận, sinh non lên đến 8% nguy cơ và bé sinh ra bị suy >dinh dưỡng.
Để giảm thiểu tình trạng đau bụng dưới thì ngoài đến bác sĩ thăm khám, chị em cần lưu ý vài điều để hỗ trợ tại nhà như là:
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây.
- Bổ sung khoáng chất.
- Luyện tập thể thao đều đặn.
- Massage nhẹ nhàng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát.
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu.
- Không đứng quá lâu, cố gắng nghỉ ngơi nhiều.
Mỗi vị trí đau bụng có một vài điểm khác nhau cũng như nguyên nhân và hướng điều trị hợp lý. Do đó chúng ta cùng tìm hiểu về đau bụng dưới bên trái khi mang thai tuần đầu có gì cần lưu ý nhé!
Không phải mẹ bầu nào cũng bị đau bụng ở những vị trí giống nhau, có mẹ đau ở bên trái, có mẹ đau phía bên phải. Khi bạn có biểu hiện đau bên trái có thể giải thích là dây chằng bên trái bị kéo căng ra khiến tử cung của bạn nghiêng về bên phải.
Khi cười, ho, hắt hơi mẹ bỗng thấy đau dây chằng đột ngột. Đừng lo lắng, hãy tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn bài trị liệu giảm đau.
Khả năng thứ hai là sự rối loạn nội tiết tố dẫn đến rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và đau bụng dưới phía bên trái. Hoặc viêm tuyến tụy cũng là một nguyên nhân. Lời giải cho tình huống này là mẹ hãy bổ sung nhiều nước và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ cũng như thường xuyên tập thể dục.
Một tình huống khá nguy hiểm khi bạn đau bụng dưới bên trái là có thể bạn đang có nguy cơ mắc phải bệnh u nang buồng trứng vì chúng vẫn tồn tại và sản xuất các hormone cần thiết trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
Chúng ta không cần điều trị vì bệnh này sẽ tự động biến mất nhưng cần theo dõi và xét nghiệm siêu âm định kỳ vì nếu xảy ra biến chứng sẽ không tốt.
Bây giờ chắc hẳn các mẹ đã có đầy đủ kiến thức về đau bụng dưới bên trái. Vậy thì đau bụng dưới bên phải khi mang thai tuần đầu thì sao? Hướng điều trị và nguyên do như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải tỏa mọi thắc mắc của các mẹ.
Cũng tương tự như đau bụng dưới bên trái, nếu như là đau bụng lâm râm thì khá ổn, mẹ có thể thoải mái tâm lý. Nhưng khi có các dấu hiệu ngất xỉu, ra máu và đau dữ dội liên tục thì phải đến bác sĩ để cấp cứu kịp thời.
Đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm ruột thừa, bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, viêm túi mật, sỏi thận hoặc u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
Cách giảm đau hiệu quả nhất là nghỉ ngơi, ngồi xuống một lúc, nằm nghiêng qua trái và gác chân lên khi bạn đau bên phải và ngược lại khi đau bên trái. Có thể tắm nước ấm, chườm túi nước ấm và massage lưng để làm dịu cơn đau. Cần thư giãn, đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng và không vận động mạnh.
Một vài lưu ý khác không thể bỏ qua vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi như là không dùng thuốc mà chưa được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Khi ăn uống cần chú trong tới chế độ ăn, thực đơn và bổ sung nhiều nước, chất xơ, rau củ quả để ngăn chặn bệnh táo bón.
Bên cạnh đó cần kiêng quan hệ vợ chồng dù nó không nguy hiểm nhưng sẽ làm tăng cơn co thắt dẫn đến đau bụng.
>>> Xem thêm:
- Đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ và những điều cần biết
- Giải đáp: Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Đối diện với hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu thì không ai tránh khỏi lo lắng. Tuy nhiên, chúng chỉ là biểu hiện cho một sự thay đổi do có một mầm non chớm nở trong cơ thể người mẹ. Đau bụng có bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đâu và các dấu hiệu đi kèm, vì vậy khi đã trang bị đủ các kiến thức cần thiết thì các mẹ có thể yên tâm để an thai.